CÕI RIÊNG

"Một mảnh tình riêng ta với ta"

Sắc và không

      Thế là em đã xa rồi
Đời người như đám lửa tàn vậy thôi
      Hôm nay tiễn biệt một người
Ngày mai ai biết ai người tiễn ta
      Tha hương cầu thực phương xa
Bon chen cuộc sống biết là về đâu
      Sống nhờ thác gửi mặc dầu
Mà sao ta cũng âu sầu vậy ta?!
      Sống làm vợ khắp người ta
Đến khi thác xuống làm ma không chồng?
      Cuộc đời sắc sắc, không không
Cầu em thanh thản lòng không vướng gì.

Nhân viếng nàng kỹ nữ đồng hương

Khả năng lãnh đạo khác với quản lý như thế nào?


Các nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng dự báo trước những xu thế lớn. Họ là những nhà chiến lược trong khi người quản lý là nhà chiến thuật. Người lãnh đạo phải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức, còn nhà quản lý phải biết kết hợp các chi tiết để thực hiện những kế hoạch đã được xác định.

Trong một tổ chức, hai vai trò khá khó để phân biệt là vị trí người lãnh đạo và nhà quản lý. Có những công ty, người lãnh đạo cũng chính là người quản lý, nhưng có nơi, thì hai vị trí này được tách bạch. Và những nhà lãnh đạo giỏi thường là những nhà quản lý giỏi, tuy nhiên có nhiều nhà quản lý xuất sắc lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Tựu chung, những điều khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý như sau: 

KIẾN TẠO THÀNH CÔNG


Simon Sinek, tác giả của “Start With Why” đã lý giải cho câu hỏi “Tại sao có những công ty hay những cá nhân rất thành công?” bằng mô hình Golden Circle. Ông nói rằng, tất cả mọi người đều biết mình đang làm gì (What); một số người biết mình làm việc đó như thế nào (How), nhưng rất ít người biết vì sao họ phải làm những việc họ đang làm (Why). Và những người hiểu được vì sao họ làm một việc nào đó, sẽ là người thành công.

Khi nói đến “vì sao”, Simon không nói đến “lợi nhuận” hay “lương”, vì đó là kết quả của một hoạt động kinh doanh hay một công việc.  “Tại sao” ở đây có nghĩa là “mục đích sống”, là “niềm tin”, là “đam mê”. Chính niềm đam mê, niềm tin về những giá trị tốt đẹp sẽ thúc đẩy chúng ta hành động.
Golden Circle của Simon Sinek đã thuyết phục tôi về niềm tin và mục tiêu cuộc sống và công việc. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn ba bước cơ bản để bạn có thể thành công trong nghề nghiệp.
Mục tiêu và Đam mê
Đầu tiên, bạn phải biết mình muốn gì. Và vì sao mình muốn điều đó.
Khi sống có mục tiêu, bạn sẽ nhìn thấy hướng đi cụ thể và sẽ có động lực để vượt qua trở ngại và khó khăn. Cộng với niềm đam mê, bạn sẽ cảm nhận được hết ý nghĩa của công việc cũng như hương vị của cuộc sống khi đạt được mục tiêu đặt ra.
 Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu và đam mê? Bạn hãy trả lời những câu hỏi này:
1.    Tôi tin vào điều gì?
2.    Tôi muốn đem lại giá trị gì cho những người xung quanh tôi?
3.    Tôi thích làm những việc gì nhất? Vì sao?
4.    Những khoảnh khắc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất và nhiều năng lượng nhất?
Trả lời được những câu hỏi này, bạn thấy rõ hơn mục tiêu của mình trong phát triển nghề nghiệp. Ví dụ, “Tôi tin rằng một nền giáo dục tốt là nền tảng và bệ phóng cho tài năng. Tôi muốn làm việc tại những tổ chức giáo dục quốc tế để giúp cho các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận cơ hội học tập ở các nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới.”
 Tính cách nổi trội và điểm mạnh
Bạn biết mình thích làm gì, bạn tin vào mục tiêu của mình, nhưng bạn có biết liệu mình có khả năng để thực hiện mục tiêu đó không?
Tương tự, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
1.    Tính cách nổi trội của tôi là gì?
2.    Điểm mạnh của tôi là gì? Tôi có khả năng gì đặc biệt?
3.    Mọi người xung quanh nói tôi làm tốt việc gì?
Từ đây bạn có thể xác định những đặc tính nổi trội của mình. Bạn đã biết mục đích sống, niềm tin, ý nghĩa cuộc sống, xác định được đam mê, hiểu được tính cách và thế mạnh của mình, bạn phải lên kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu.
Thực hiện mục tiêu
Brian Tracy nói “điều tạo nên sự khác biệt giữa một người thành công và một người bình thường chính là hành động.” Vậy bạn phải có một kế hoạch hành động để có thể thực hiện mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.
Trước hết, vẽ ra một sơ đồ bao gồm: vị trí của bạn hiện tại, mục tiêu của bạn, và những cột mốc để đạt được mục tiêu:
Ví dụ: Tôi yêu thích công việc hỗ trợ cho mọi người, tôi sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp giúp mọi người giải quyết khó khăn. Tôi tin rằng khi giúp khách hàng giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải, tôi góp phần giúp họ thành công hơn. Và tôi cảm thấy rất vui khi khách hàng hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
1.    Tôi biết rằng, một công việc dịch vụ khách hàng là một công việc lý tưởng với tôi.
2.    Mục tiêu của bạn: 1 vị trí dịch vụ khách hàng trong vòng 1 năm tới
3.    Vị trí hiện tại: nhân viên phòng hành chính
4.    Những điều tôi cần tìm hiểu và thực hiện:
-    Một công việc dịch vụ khách hàng đòi hỏi những gì?
-    Tôi đang có những kiến thức, kỹ năng gì? tôi cần bổ sung những kiến thức và kỹ năng nào trong vòng 6 tháng, 1 năm?
-    Tôi có thể tìm công việc dịch vụ khách hàng ở đâu?
-    Tôi phải chuẩn bị những gì để có thể tìm việc thành công?
Biết vì sao mình muốn đạt được một mục tiêu, xác định được công việc yêu thích và hiểu những điểm mạnh của mình, bạn đã đạt được một nửa thành công. Nửa thành công còn lại tùy thuộc vào bạn thực hiện kế hoạch của mình như thế nào.
Lê Thu Hương

THĂNG TIẾN: DỄ HAY KHÓ?

Nếu bạn nghĩ rằng: chỉ cần có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc, bạn sẽ thăng tiến lên một vị trí cao hơn, hãy suy nghĩ lại. Thực tế cho thấy, những người thăng tiến nhanh trong công việc phần lớn là những người biết cách “PR” cho bản thân bởi thành tích trong công việc không thể nói hộ bạn tất cả. Chỉ có sự khéo léo là chìa khóa vàng giúp bạn thành công và việc này dễ hay khó tất cả là tùy thuộc vào bạn.

1. Đánh giá bản thân
Cho kế hoạch thăng tiến của bản thân, việc cần làm đầu tiên là bạn phải trung thực nhìn nhận và đánh giá lại khả năng chuyên môn của mình. Những kỹ năng nào bạn cần có để nắm lấy một vai trò cao hơn? Bạn đã tự tin với những kiến thức và kỹ năng của mình cho việc thăng tiến chưa? Nếu chưa, bạn có sự chuẩn bị như thế nào để đáp ứng những kiến thức cần thiết đó? v.v... Đó là những điều bạn cần khách quan xem xét kỹ trước khi theo đặt ra mục tiêu thăng tiến. 

2. Đảm nhận thêm trọng trách mới
Cấp trên đánh giá cao và thường cất nhắc những nhân viên vừa có thể hoàn thành xuất sắc công việc của mình vừa có thể đảm trách thêm nhiều việc khác. Điều đó cho thấy khả năng làm việc hiệu quả cũng như tạo ra vai trò ngày càng quan trọng hơn cho bản thân bạn trong công ty. Vì vậy, nếu trong phòng ban của bạn phát sinh một nhiệm vụ mới tương đối khó khăn mà không ai đảm trách, bạn hãy xung phong thực hiện công việc này (khi bạn tự tin mình có thể hoàn thành tốt). Đây sẽ là cơ hội giúp bạn thể hiện khả năng của mình, chứng minh được năng lực của bạn đối với cấp lãnh đạo. Việc đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ mới không những giúp bạn nâng cao kỹ năng cũng như uy tín trong công ty, đó còn là bước mở đầu cho bạn trên con đường thăng tiến. 
3. Tự tin để khẳng định giá trị bản thân.  Nhiều nhân viên vì quá khiêm tốn mà cho rằng: không nên khẳng định mình trước người khác kể cả cấp trên. Thế nhưng, thực tế cho thấy, trừ trường hợp bạn đã đạt được những thành tích thật sự vượt trội và tạo được dấu ấn sâu sắc cho toàn công ty, nếu không sự khiêm tốn sẽ chính là yếu tố làm lu mờ bạn trước mắt cấp trên -  nhất là tại các tập đoàn đa quốc gia, nơi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những nhân viên tài năng và luôn tự tin khẳng định chính mình. Làm sao cấp trên có thể biết bạn đã hoàn thành tốt công việc như thế nào nếu bạn mãi khiêm tốn và không biết cách khéo léo "khoe" thành quả mình đã đạt được với họ?
Hãy để mọi người biết bạn là ai và bạn hoàn thành công việc tốt đến mức nào. Bạn có thể gởi e-mail báo cáo thành tích với cấp trên sau khi đã kết thúc thành công một dự án mà cấp trên giao cho bạn. Hoặc trong quá trình thực hiện, nếu gặp vấn đề khó khăn, cần có sự đồng ý của cấp trên, bạn hãy mạnh dạn xin ý kiến từ họ nhưng đừng bao giờ kèm theo những giải pháp do chính bạn nghĩ ra. Trong các buổi họp brainstorm của công ty, nếu có ý tưởng, hãy mạnh dạn chia sẻ với mọi người. Bạn sẽ không bao giờ biết được những ý tưởng của bạn có khả thi hay không cho đến khi bạn thực sự đưa chúng ra thảo luận. Việc tự tin đóng góp ý tưởng còn thể hiện tinh thần làm việc nhóm, sự đóng góp của bạn đối với các dự án của công ty, khả năng trình bày cũng như thuyết phục người khác làm theo ý tưởng của mình - tất cả những yếu tố đó đều là cần thiết cho con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn.
4. Biết người biết ta
Tuy nhiên, nói như trên không có nghĩa bạn có thể thoải mái “vỗ ngực tự khen” mình và coi thường ý kiến của đồng nghiệp cũng như chỉ trích cấp trên không nhận ra được những tài năng vượt trội của bạn. Ngược lại, cách cư xử hòa nhã và đúng mực đối với đồng nghiệp sẽ giúp bạn ghi thêm điểm trong mặt mọi cũng như cấp trên của mình. Ví dụ khi bạn được đồng nghiệp ngợi khen cho dự án của mình, câu trả lời “Cảm ơn, tôi cũng rất vui và cảm ơn anh/chị đã góp phần đưa dự án đi đến thành công như chúng ta mong đợi” . Sự khiêm tốn đúng mực luôn được đánh cao trong mọi trường hợp.
5. Mở rộng mối quan hệ
có một câu nói rất hay: "Không quan trọng bạn biết những gì, quan trọng là bạn biết ai!". Hãy luôn tìm kiếm và mở rộng các mối quan hệ của bạn ngay cả trong công việc lẫn ngoài cuộc sống, chính những mối quan hệ tốt đẹp sẽ là cầu nối hiệu quả nhất đưa bạn đến sự thành công. Hãy nhiệt tình và luốn hòa đồng trong những chuyến vui chơi của công ty, các buổi liên hoan, gặp mặt đối tác hay đơn giản chỉ là những những hoạt động thể thao, vui chơi trong phòng ban của bạn. Đó là những cơ hội rất tốt để bạn nhân rộng các mối quan hệ của bản thân và phát triển tình bạn bè với các đồng nghiệp. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng các mối quan hệ những thông tin hữu ích cũng chủ động đến với bạn nhiều hơn, và trong thời điểm này, người nào nắm nhiều thông tin người đó sẽ là người có nhiều khả năng chiến thắng trong mọi cuộc đua. 
Nguyễn Xuân Tuấn

Joon Kim

Tên tiếng Hàn là Joon Kim, tiếng Việt là Giun Kim, hoa văn tí là rồng đất
Có thằng này trong nhà vui phải biết



Chùm khế







Look like a farmer


I miss my homeland so much

"Thân em như quả mít trên cây.."


Viếng từ đường





Dâng hương - nghĩa trang gia đình


Bên mộ Cha
Một thần tượng đáng kính


Ngày xưa thường gọi tên theo chức sắc


Mộ ông Nghè
Thuở nhỏ thường hay ngồi chơi ở đây
Ngày xưa mộ rất đẹp, do đồn thổi dưới mộ có của quý nên kẻ gian đã đào phá mộ

Tại Nam Đàn


Thăm nhà 1 người đồng hương nổi tiếng




Biển Thiên Cầm - Hà Tĩnh
"Biển một bên và em một bên.."

Với thằng cháu đích tôn của Cha

Với thằng bạn thân




Tiết canh với thằng em họ

Thăm nhà ông chú họ

Bà O trong họ