CÕI RIÊNG

"Một mảnh tình riêng ta với ta"

Incoterm 2010

CIF, POB, CFR...

Thực tế, các nhà xuất khẩu khập đã quá quen thuộc với Incoterms 2010 và đặc biệt là với FOB, CIF và CFR. Ngoài ra đối với hàng hóa được vận chuyển theo phương thức vận tải đa phương thức công – ten – nơ thì các điều kiện thương mại FCA, CPT và CIP cũng thường được sử dụng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu phân tích về các điều kiện FOB, CIF và CFR và giới thiệu qua về FCA, CPT và CIP.


1. FOB (Free on board – Giao hàng lên tàu)

Điều kiện FOB (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free on Board” dịch sang tiếng Việt là “Giao hàng lên tàu”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định. Vậy quy định như thế này có ý nghĩa gì trong việc phân bổ chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

1.1. Ranh giới phân định rủi ro – Lan can tàu

“Lan can tàu” là ranh giới được sử dụng lâu đời trong tập quán thương mại quốc tế để phân định rủi ro vì nó rõ rang, dễ hiểu và dễ chấp nhận. “Lan can tàu” là ranh giới phân định rủi ro được hiểu như sau:

- Bên bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa cho tới thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.

- Bên mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định.

Các trường hợp thông thường thì cứ chiếu theo qui tắc trên để phân chia rủi ro, tuy nhiên trong trường hợp sau đây thì rủi ro sẽ được phân chia như thế nào:

a) Bên mua không thông báo cho bên bán về tên tàu, điểm bốc hàng và/hoặc thời gian giao hàng vào ngày đã xác định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn đã xác định.

b) Tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn đã được thông báo cho bên bán

Trong trường hợp này rủi ro sẽ được xác định như thế nào? Đối với các trường hợp trên, thời điểm chuyển rủi ro được xác định từ ngày xác định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xác định cho việc giao hàng.

Trong thực tiễn, có trường hợp bên mua lại ủy thác cho bên bán thuê tàu, thì thời điểm chuyển giao rủi ro có thể được bên bán châm chước, tuy nhiên về mặt nguyên tắc bên mua vẫn phải chịu vì việc chuẩn bị tàu là nghĩa vụ của bên mua. Nếu bên bán không thuê được tàu thì bên mua vẫn phải gánh chịu hậu quả của việc không thuê được tàu.

1.2. Vấn đề phân bổ chi phí

Theo điều kiện FOB thì rõ ràng bên bán không phải chịu chi phí mua bảo hiểm, chi phí thuê tàu, các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu. Như vậy, bên mua sẽ phải chịu chi phí về thuê tàu, các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu. Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu sẽ do bên bán chịu.

Thực tế trong một số hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể thỏa thuận mở rộng điều kiện FOB (thực chất là xác định chi phí bốc xếp hàng do ai chịu)?

FOB Liner Terms: Bên bán không chịu chi phí bốc xếp.

FOB Under Tackle: Bên bán đưa hàng tới chỗ cẩu hàng lên tàu chỉ định, bên mua chịu chi phí cẩu hàng vào khoang và những chi phí khác.

FOB Stowed: Bên bán phụ trách xếp hàng vào khoang và chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi phí thu dọn khoang (sắp xếp và chỉnh lý sau khi đưa hàng vào khoang).

FOB Trimmed: Bên bán chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi phí chỉnh đốn khoang (chỉnh đốn ngay ngắn hàng hóa lộn xộn khi bốc hàng vào khoang).

1.3. Lưu ý về điều kiện FBO trong UCC của Hoa Kỳ (FOB Bắc Mỹ)

Điều kiện FOB Bắc Mỹ có hai loại chính là FOB nơi bốc xếp và FOB nơi đến.

Nếu áp dụng FOB nơi bốc xếp (the place of shipment) thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển và chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng được giao cho người vận chuyển tại cảng bốc xếp.

Còn theo FOB nơi đến (the place of destination) thì người bán phải chịu rủi ro cho đến khi hàng được giao cho bên bán tại nơi đến. Đây là một điểm khác biệt so với FOB trong Incoterms 2000. Do vậy nếu áp dụng FOB Bắc Mỹ cần lưu ý ghi rõ là FOB nơi bốc xếp hay FOB nơi đến.

Ngay cả trường hợp sử dụng FOB nơi bốc xếp, cũng cần ghi rõ trong điều kiện thương mại phương tiện vận tải, nếu bên mua yêu cầu giao hàng trên tàu tại cảng bốc xếp. Ví dụ FOB Vessel San Francisco. Nếu không bên bán sẽ giao hàng trên phương tiện vận tải nội địa tại San Francisco.

Nói tóm lại, điều kiện FOB là điều kiện mà bên mua (bên nhập khẩu) chủ động thuê tàu và chấp nhận rủi ro đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp. Về mặt lợi ích kinh tế, áp dụng điều kiện FOB sẽ có thể giúp bên nhập khẩu giảm giá thành hàng hóa (vì có thể thuê được tàu với giá cả hợp lý) nhưng đổi lại họ phải chấp nhận những rủi ro như đã phân tích.

2. Điều kiện CIF

Điều kiện CIF (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost, Insurance and Freight” dịch sang tiếng Việt là “Tiền hàng, bảo hiểm và cước vận chuyển”) được hiểu là người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc xếp hàng hóa (cảng gửi hàng).

Lưu ý khi sử dụng điều kiện CIF thì sau điều kiện này cần ghi rõ cảng đến (cảng đích). Ví dụ CIF – cảng Hải Phòng, có nghĩa rằng cảng đến là cảng Hải Phòng.

2.1. Chuyển giao rủi ro và phí tổn

Cũng giống như điều kiện FOB, theo tinh thần của điều kiện CIF, bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại cảng bốc xếp chứ không phải tại cảng đích. Như vậy, rủi ro sẽ được chuyển giao từ bên bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc xếp (cảng gửi hàng). Kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc xếp, những chi phí ngoài chi phí vận chuyển, chi phí mua bảo hiểm thông thường từ cảng bốc xếp đến cảng đích sẽ do bên mua gánh chịu. Bên bán sẽ chịu chi phí liên quan đến hàng hóa trước thời điểm hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp, thuế xuất khẩu, lệ phí xin phép xuất khẩu và các chi phí nhà nước khác liên quan đến thủ tục xuất khẩu. Thuế nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu và chi phí liên quan sẽ do bên mua gánh chịu.

2.2. Vấn đề bảo hiểm

Xét về cơ cấu giá thành thì trong giá thành của hàng hóa đã có phí bảo hiểm, xét về trách nhiệm thì đây thuộc trách nhiệm của bên bán. Tuy nhiên, loại bảo hiểm nào, phạm vi ra sao… sẽ cần được các bên xác định cụ thể trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thì sẽ áp dụng mức bảo hiểm tối thiểu theo qui định của các điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội những người bảo hiểm Luân Đôn hoặc bất kỳ nhóm điều khoản nào tương tự. Mức bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm tiền hàng qui định trong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là 110%) và phải được mua bằng đồng tiền dùng trong hợp đồng mua bán.

Trong thực tế nếu bên mua yêu cầu và trả chi phí thì người bán sẽ mua bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động và dân biến nếu có thể mua được.

2.3. Vấn đề thuê tàu

Theo điều kiện CIF, bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Trong hợp đồng các bên cần làm rõ về loại, quốc tịch, tuổi, đặc tính, chất lượng của tàu, thời gian vận chuyển, lịch và lý trình vận chuyển… Như vậy, bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển theo đúng quy định của hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, thì bên bán sẽ thuê tàu theo điều kiện thông thường để chuyên chở hàng hóa tới cảng đến qui định theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu loại thường dùng để chuyên chở hàng hóa của hợp đồng. Chi phí thuê tàu do bên bán gánh chịu.

2.4. Vấn đề chi phí dỡ hàng

Hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng đích, đồng thời chi trả những chi phí thông thường. Tuy nhiên, khi hàng đã đến cảng đích thì ai chịu chi phí dỡ hàng thì cần phải thỏa thuận cụ thể. Thông thường nếu thuê tàu tuyến thì chi phí dỡ hàng nằm trong cước phí vận chuyển nhưng nếu thuê tàu vận chuyển thì chi phí dỡ hàng do ai chịu cần được các bên làm rõ. Các bên thường bổ sung thêm một số thỏa thuận về việc phân bổ chi phí này như sau:

- CIF Liner Terms (điều kiện tàu tuyến): Bên bán hoặc bên vận chuyển chịu chi phí dỡ hàng.

- CIF Landed (dỡ hàng lên bờ): Bên bán chịu chi phí liên quan tới dỡ hàng lên bến bao gồm chi phí xà lan và chi phí bến.

- CIF Ex Ship’s Hold (giao nhận ở đáy khoang): Bên mua chịu chi phí dỡ hàng từ đáy khoang tàu lên tới bến.

Việc bổ sung này không làm ảnh hưởng đến địa điểm giao hàng và ranh giới phân định rủi ro của điều kiện CIF.

3. Điều kiện CFR

Điều kiện CFR được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, điều kiện này áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa.

Như điều kiện FOB và CIF, CFR cũng là điều kiện giao hàng tại cảng bốc xếp (cảng gửi hàng). Theo đó, người bán chịu trách nhiệm, bằng chi phí của mình, đưa hàng tới cảng bốc xếp chỉ định và hoàn thành việc giao hàng khi hàng đã vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp.

Về thời điểm chuyển rủi ro thì, mọi rủi ro về mất mát, hư hại đối với hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sinh them do các tình huống xẩy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán cho người mua khi hàng vượt qua lan can tàu.

Tuy nhiên, khác với điều kiện FOB và tương tự điều kiện CIF, bên bán chịu trách nhiệm, bằng chi phí của mình, thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì hợp đồng vận tải sẽ được ký kết với điều kiện thông thường, với tuyến đường thông thường bằng tàu thuê là tàu đi biển hoặc tàu chạy đường thủy nội địa (tùy từng trường hợp) loại thường dùng để chuyên chở hàng hóa của hợp đồng.

Nhưng điều kiện CFR có điểm khác với điều kiện CIF, trong điều kiện CFR, bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích.

4. Điều kiện FCA, CPT và CIP

Trong thương mại quốc tế, người ta gọi các điều kiện này là các điều kiện thương mại giao hàng cho người vận chuyển.

4.1. FCA (Free Carrier… named place) – Giao hàng cho người vận chuyển tới địa điểm chỉ định

Theo điều kiện này, người bán sau khi hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định, tại địa điểm qui định. Địa điểm giao hàng có ảnh hưởng đến nghĩa vụ bốc và dỡ hàng. Nếu giao hàng tại cơ sở của người bán thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng. Nếu giao hàng tại địa điểm khác thì người bán không có trách nhiệm dỡ hàng.

Địa điểm giao hàng cũng ảnh hưởng đến thời điểm chuyển giao rủi ro và phí tổn:

- Nếu giao hàng tại cơ sở của người bán: rủi ro và phí tổn phát sinh thêm kể từ thời điểm hàng được bốc lên phương tiện vận tải do người vận chuyển được chỉ định bởi người mua hoặc một người khác thay mặt người mua đưa tới.

- Nếu giao hàng tại nơi ngoài cơ sở của người bán: rủi ro và phí tốn phát sinh them kể từ thời điểm hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người người vận chuyển được chỉ định bởi người mua hoặc một người khác thay mặt người mua đưa tới hoặc người chuyên chở do người bán chỉ định (nếu người mua yêu cầu người bán chọn người chuyên chở) mặc dù hàng vẫn chưa được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở của người bán.

Điều kiện FCA phù hợp với mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức.

4.2. Điều kiện CPT (Carriage paid to… named place of destination) – Cước phí đã trả tới địa điểm đích chỉ định

Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định. Nếu có những người chuyên chở tiếp sau người chuyên chở đầu tiên để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến qui định, thì việc giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vậy, thời điểm chuyển rủi ro và phí tổn phát sinh thêm là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển hoặc người vận chuyển đầu tiên nếu có những người vận chuyển tiếp sau.

Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.

4.3. Điều kiện CIP (Carriage and insurance paid to… named place of destination) - Cước phí và bảo hiểm đã trả tới địa điểm đích chỉ định

Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến qui định. Ngoài ra, người bán còn phải mua bảo hiểm để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích từ hàng hóa được bảo hiểm, có quyền kiện đòi bồi thường trực tiếp từ người bảo hiểm. Nếu không có thỏa thuận khác thì người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu.

Người mua sẽ chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh them kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao cho người chuyên chở. Nếu có những người chuyên chở kế tiếp được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới nơi đến thỏa thuận, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên.

Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.

Nguồn: Bản tin Thương mại Thủy sản các số 38, 39 và 40

6 lý do nên uống cà phê mỗi ngày

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều hơn về những tác động của cà phê ở khía cạnh sức khoẻ. Và dưới đây là những lý do chúng ta nên uống cà phê mỗi ngày:

Cà phê có thể làm bạn thông minh hơn:
Cà phê không chỉ giữ cho bạn tỉnh táo, theo nghĩa đen có thể làm cho bạn thông minh hơn nữa.  Cơ chế chính của caffeine trong não ngăn chặn những ảnh hưởng của một ức chế dẫn truyền thần kinh được gọi là Adenosine.  Bằng cách ngăn chặn tác dụng ức chế của Adenosine, cà phê thực sự làm tăng hoạt động của thần kinh trong não, và phát đi truyền dẫn thần kinh khác như: dopamine, và norepinephrine.

 
Nhiều thử nghiệm đã xem xét các tác động của cafein trên não, chứng minh caffeine có thể cải thiện tâm trạng, thời gian phản ứng, bộ nhớ, cảnh giác và chức năng nhận thức chung.

Giúp bạn giảm cân:
Có một lý do tại sao bạn nên tìm tới cà phê để giảm cân, caffeine làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, và giúp huy động các axit béo từ mô mỡ. Nó cũng có thể tăng cường hoạt động thể chất. Do ảnh hưởng kích thích của cà phê trên hệ thống thần kinh trung ương, cả hai làm tăng sự trao đổi chất và làm tăng quá trình oxy hoá của các axit béo.
 
Giảm nguy cơ Tiểu Ðường loại II:
Uống cà phê có liên quan với nguy cơ giảm mạnh của bệnh tiểu đường loại II. Trong nghiên cứu khoa học gần đây đã tìm thấy cà phê đã nhiều lần liên kết với một nguy cơ của bệnh tiểu đường. Uống một cốc cà phê mỗi ngày giảm 7% nguy cơ bệnh tiểu đường.

Giảm nguy cơ bệnh Alzheimer và Parkinson:
Cà phê có thể làm cho bạn thông minh hơn trong ngắn hạn, nó cũng có thể bảo vệ bộ não của bạn trong tuổi già.
Bệnh Alzheimer là bệnh rối loạn thoái hoá thần kinh phổ biến nhất trên thế giới, và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh mất trí nhớ. Trong nghiên cứu gần đây, uống cà phê giảm nguy mắc bệnh bệnh Alzheimer, và chứng mất trí nhớ tới 60%. Parkinson là bệnh thoái hoá thần kinh phổ biến thứ hai, đặc trưng bởi cái chết của tế bào thần kinh dopamine tạo ra trong não.  Cà phê có thể giảm nguy cơ của bệnh Parkinson bằng 32-60%.
 
Cà phê rất tốt cho gan:
Một công trình nghiên cứu năm 2005 trên 10.000 người tình nguyện do Viện Nghiên cứu Quốc gia về bệnh gan, thận, và tiêu hoá đã chứng minh rằng caffeine trong cà phê, và trà giảm được nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống “nặng”, và hiện tượng béo phì gây ra.
Một nghiên cứu trước đó ở Na Uy đã kết luận ba ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tỷ lệ tử vong do xơ gan.  Cà phê cũng có thể giảm nguy cơ ung thư gan khoảng 40% .

Chống oxy hoá:
Bạn có biết trong một tách cà phê có chứa:
6% RDA cho Acid pantothenic (vitamin B5).
11% RDA cho Riboflavin (Vitamin B2).
2% RDA cho Niacin (B3) và Thiamin (B1).
3% RDA cho kali và mangan.
Cà phê có chứa khá nhiều vitamin, và khoáng chất tốt cho cơ thể.  Nó cũng là một chất chống oxy hoá trong chế độ ăn uống hiện đại.
Theo Dân Việt


Sắc và không

      Thế là em đã xa rồi
Đời người như đám lửa tàn vậy thôi
      Hôm nay tiễn biệt một người
Ngày mai ai biết ai người tiễn ta
      Tha hương cầu thực phương xa
Bon chen cuộc sống biết là về đâu
      Sống nhờ thác gửi mặc dầu
Mà sao ta cũng âu sầu vậy ta?!
      Sống làm vợ khắp người ta
Đến khi thác xuống làm ma không chồng?
      Cuộc đời sắc sắc, không không
Cầu em thanh thản lòng không vướng gì.

Nhân viếng nàng kỹ nữ đồng hương

Khả năng lãnh đạo khác với quản lý như thế nào?


Các nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng dự báo trước những xu thế lớn. Họ là những nhà chiến lược trong khi người quản lý là nhà chiến thuật. Người lãnh đạo phải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức, còn nhà quản lý phải biết kết hợp các chi tiết để thực hiện những kế hoạch đã được xác định.

Trong một tổ chức, hai vai trò khá khó để phân biệt là vị trí người lãnh đạo và nhà quản lý. Có những công ty, người lãnh đạo cũng chính là người quản lý, nhưng có nơi, thì hai vị trí này được tách bạch. Và những nhà lãnh đạo giỏi thường là những nhà quản lý giỏi, tuy nhiên có nhiều nhà quản lý xuất sắc lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Tựu chung, những điều khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý như sau: 

KIẾN TẠO THÀNH CÔNG


Simon Sinek, tác giả của “Start With Why” đã lý giải cho câu hỏi “Tại sao có những công ty hay những cá nhân rất thành công?” bằng mô hình Golden Circle. Ông nói rằng, tất cả mọi người đều biết mình đang làm gì (What); một số người biết mình làm việc đó như thế nào (How), nhưng rất ít người biết vì sao họ phải làm những việc họ đang làm (Why). Và những người hiểu được vì sao họ làm một việc nào đó, sẽ là người thành công.

Khi nói đến “vì sao”, Simon không nói đến “lợi nhuận” hay “lương”, vì đó là kết quả của một hoạt động kinh doanh hay một công việc.  “Tại sao” ở đây có nghĩa là “mục đích sống”, là “niềm tin”, là “đam mê”. Chính niềm đam mê, niềm tin về những giá trị tốt đẹp sẽ thúc đẩy chúng ta hành động.
Golden Circle của Simon Sinek đã thuyết phục tôi về niềm tin và mục tiêu cuộc sống và công việc. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn ba bước cơ bản để bạn có thể thành công trong nghề nghiệp.
Mục tiêu và Đam mê
Đầu tiên, bạn phải biết mình muốn gì. Và vì sao mình muốn điều đó.
Khi sống có mục tiêu, bạn sẽ nhìn thấy hướng đi cụ thể và sẽ có động lực để vượt qua trở ngại và khó khăn. Cộng với niềm đam mê, bạn sẽ cảm nhận được hết ý nghĩa của công việc cũng như hương vị của cuộc sống khi đạt được mục tiêu đặt ra.
 Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu và đam mê? Bạn hãy trả lời những câu hỏi này:
1.    Tôi tin vào điều gì?
2.    Tôi muốn đem lại giá trị gì cho những người xung quanh tôi?
3.    Tôi thích làm những việc gì nhất? Vì sao?
4.    Những khoảnh khắc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất và nhiều năng lượng nhất?
Trả lời được những câu hỏi này, bạn thấy rõ hơn mục tiêu của mình trong phát triển nghề nghiệp. Ví dụ, “Tôi tin rằng một nền giáo dục tốt là nền tảng và bệ phóng cho tài năng. Tôi muốn làm việc tại những tổ chức giáo dục quốc tế để giúp cho các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận cơ hội học tập ở các nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới.”
 Tính cách nổi trội và điểm mạnh
Bạn biết mình thích làm gì, bạn tin vào mục tiêu của mình, nhưng bạn có biết liệu mình có khả năng để thực hiện mục tiêu đó không?
Tương tự, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
1.    Tính cách nổi trội của tôi là gì?
2.    Điểm mạnh của tôi là gì? Tôi có khả năng gì đặc biệt?
3.    Mọi người xung quanh nói tôi làm tốt việc gì?
Từ đây bạn có thể xác định những đặc tính nổi trội của mình. Bạn đã biết mục đích sống, niềm tin, ý nghĩa cuộc sống, xác định được đam mê, hiểu được tính cách và thế mạnh của mình, bạn phải lên kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu.
Thực hiện mục tiêu
Brian Tracy nói “điều tạo nên sự khác biệt giữa một người thành công và một người bình thường chính là hành động.” Vậy bạn phải có một kế hoạch hành động để có thể thực hiện mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.
Trước hết, vẽ ra một sơ đồ bao gồm: vị trí của bạn hiện tại, mục tiêu của bạn, và những cột mốc để đạt được mục tiêu:
Ví dụ: Tôi yêu thích công việc hỗ trợ cho mọi người, tôi sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp giúp mọi người giải quyết khó khăn. Tôi tin rằng khi giúp khách hàng giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải, tôi góp phần giúp họ thành công hơn. Và tôi cảm thấy rất vui khi khách hàng hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
1.    Tôi biết rằng, một công việc dịch vụ khách hàng là một công việc lý tưởng với tôi.
2.    Mục tiêu của bạn: 1 vị trí dịch vụ khách hàng trong vòng 1 năm tới
3.    Vị trí hiện tại: nhân viên phòng hành chính
4.    Những điều tôi cần tìm hiểu và thực hiện:
-    Một công việc dịch vụ khách hàng đòi hỏi những gì?
-    Tôi đang có những kiến thức, kỹ năng gì? tôi cần bổ sung những kiến thức và kỹ năng nào trong vòng 6 tháng, 1 năm?
-    Tôi có thể tìm công việc dịch vụ khách hàng ở đâu?
-    Tôi phải chuẩn bị những gì để có thể tìm việc thành công?
Biết vì sao mình muốn đạt được một mục tiêu, xác định được công việc yêu thích và hiểu những điểm mạnh của mình, bạn đã đạt được một nửa thành công. Nửa thành công còn lại tùy thuộc vào bạn thực hiện kế hoạch của mình như thế nào.
Lê Thu Hương

THĂNG TIẾN: DỄ HAY KHÓ?

Nếu bạn nghĩ rằng: chỉ cần có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc, bạn sẽ thăng tiến lên một vị trí cao hơn, hãy suy nghĩ lại. Thực tế cho thấy, những người thăng tiến nhanh trong công việc phần lớn là những người biết cách “PR” cho bản thân bởi thành tích trong công việc không thể nói hộ bạn tất cả. Chỉ có sự khéo léo là chìa khóa vàng giúp bạn thành công và việc này dễ hay khó tất cả là tùy thuộc vào bạn.

1. Đánh giá bản thân
Cho kế hoạch thăng tiến của bản thân, việc cần làm đầu tiên là bạn phải trung thực nhìn nhận và đánh giá lại khả năng chuyên môn của mình. Những kỹ năng nào bạn cần có để nắm lấy một vai trò cao hơn? Bạn đã tự tin với những kiến thức và kỹ năng của mình cho việc thăng tiến chưa? Nếu chưa, bạn có sự chuẩn bị như thế nào để đáp ứng những kiến thức cần thiết đó? v.v... Đó là những điều bạn cần khách quan xem xét kỹ trước khi theo đặt ra mục tiêu thăng tiến. 

2. Đảm nhận thêm trọng trách mới
Cấp trên đánh giá cao và thường cất nhắc những nhân viên vừa có thể hoàn thành xuất sắc công việc của mình vừa có thể đảm trách thêm nhiều việc khác. Điều đó cho thấy khả năng làm việc hiệu quả cũng như tạo ra vai trò ngày càng quan trọng hơn cho bản thân bạn trong công ty. Vì vậy, nếu trong phòng ban của bạn phát sinh một nhiệm vụ mới tương đối khó khăn mà không ai đảm trách, bạn hãy xung phong thực hiện công việc này (khi bạn tự tin mình có thể hoàn thành tốt). Đây sẽ là cơ hội giúp bạn thể hiện khả năng của mình, chứng minh được năng lực của bạn đối với cấp lãnh đạo. Việc đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ mới không những giúp bạn nâng cao kỹ năng cũng như uy tín trong công ty, đó còn là bước mở đầu cho bạn trên con đường thăng tiến. 
3. Tự tin để khẳng định giá trị bản thân.  Nhiều nhân viên vì quá khiêm tốn mà cho rằng: không nên khẳng định mình trước người khác kể cả cấp trên. Thế nhưng, thực tế cho thấy, trừ trường hợp bạn đã đạt được những thành tích thật sự vượt trội và tạo được dấu ấn sâu sắc cho toàn công ty, nếu không sự khiêm tốn sẽ chính là yếu tố làm lu mờ bạn trước mắt cấp trên -  nhất là tại các tập đoàn đa quốc gia, nơi có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những nhân viên tài năng và luôn tự tin khẳng định chính mình. Làm sao cấp trên có thể biết bạn đã hoàn thành tốt công việc như thế nào nếu bạn mãi khiêm tốn và không biết cách khéo léo "khoe" thành quả mình đã đạt được với họ?
Hãy để mọi người biết bạn là ai và bạn hoàn thành công việc tốt đến mức nào. Bạn có thể gởi e-mail báo cáo thành tích với cấp trên sau khi đã kết thúc thành công một dự án mà cấp trên giao cho bạn. Hoặc trong quá trình thực hiện, nếu gặp vấn đề khó khăn, cần có sự đồng ý của cấp trên, bạn hãy mạnh dạn xin ý kiến từ họ nhưng đừng bao giờ kèm theo những giải pháp do chính bạn nghĩ ra. Trong các buổi họp brainstorm của công ty, nếu có ý tưởng, hãy mạnh dạn chia sẻ với mọi người. Bạn sẽ không bao giờ biết được những ý tưởng của bạn có khả thi hay không cho đến khi bạn thực sự đưa chúng ra thảo luận. Việc tự tin đóng góp ý tưởng còn thể hiện tinh thần làm việc nhóm, sự đóng góp của bạn đối với các dự án của công ty, khả năng trình bày cũng như thuyết phục người khác làm theo ý tưởng của mình - tất cả những yếu tố đó đều là cần thiết cho con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn.
4. Biết người biết ta
Tuy nhiên, nói như trên không có nghĩa bạn có thể thoải mái “vỗ ngực tự khen” mình và coi thường ý kiến của đồng nghiệp cũng như chỉ trích cấp trên không nhận ra được những tài năng vượt trội của bạn. Ngược lại, cách cư xử hòa nhã và đúng mực đối với đồng nghiệp sẽ giúp bạn ghi thêm điểm trong mặt mọi cũng như cấp trên của mình. Ví dụ khi bạn được đồng nghiệp ngợi khen cho dự án của mình, câu trả lời “Cảm ơn, tôi cũng rất vui và cảm ơn anh/chị đã góp phần đưa dự án đi đến thành công như chúng ta mong đợi” . Sự khiêm tốn đúng mực luôn được đánh cao trong mọi trường hợp.
5. Mở rộng mối quan hệ
có một câu nói rất hay: "Không quan trọng bạn biết những gì, quan trọng là bạn biết ai!". Hãy luôn tìm kiếm và mở rộng các mối quan hệ của bạn ngay cả trong công việc lẫn ngoài cuộc sống, chính những mối quan hệ tốt đẹp sẽ là cầu nối hiệu quả nhất đưa bạn đến sự thành công. Hãy nhiệt tình và luốn hòa đồng trong những chuyến vui chơi của công ty, các buổi liên hoan, gặp mặt đối tác hay đơn giản chỉ là những những hoạt động thể thao, vui chơi trong phòng ban của bạn. Đó là những cơ hội rất tốt để bạn nhân rộng các mối quan hệ của bản thân và phát triển tình bạn bè với các đồng nghiệp. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng các mối quan hệ những thông tin hữu ích cũng chủ động đến với bạn nhiều hơn, và trong thời điểm này, người nào nắm nhiều thông tin người đó sẽ là người có nhiều khả năng chiến thắng trong mọi cuộc đua. 
Nguyễn Xuân Tuấn

Joon Kim

Tên tiếng Hàn là Joon Kim, tiếng Việt là Giun Kim, hoa văn tí là rồng đất
Có thằng này trong nhà vui phải biết