CÕI RIÊNG

"Một mảnh tình riêng ta với ta"

10 chiến lược phát triển nghề nghiệp



Trong thời buổi hiện đại, bạn chính là người nắm giữ tương lai sự nghiệp của mình. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đang bước đi đúng hướng và sáng suốt trên con đường sự nghiệp.
Hãy bắt đầu với 10 chiến lược sau đây:
1. Trò chuyện với sếp
Hãy ngồi xuống và nói chuyện thẳng thắn với sếp về tương lai của bạn trong công ty. Nhấn mạnh rằng bạn muốn công việc của mình hướng tới các mục tiêu của công ty. Hãy chia sẻ mục tiêu sự nghiệp của chính bạn với sếp. Chắc chắn họ sẽ rất trân trọng sự tự tin và trưởng thành của bạn.
2. Yêu cầu thêm công việc
Tự nguyện giúp đỡ các phòng ban hay đội khác hoặc chỉ đơn giản yêu cầu được giao thêm nhiệm vụ. Đó là cách giúp nâng cao giá trị, đánh bóng thương hiệu của bạn trong tổ chức. Sự sốt sắng trong công việc thể hiện rằng bạn thực lòng mong mỏi và khao khát thành công cho phòng bạn nói riêng và công ty nói chung.
3. Tự nguyện tham gia ban cố vấn
Nếu bạn đã vạch ra kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng và vị trí hiện tại không làm bạn thỏa mãn. Hãy tích cực tìm kiếm những cơ hội thể hiện mình, đặc biệt là tham gia vào ban cố vấn. Đó là nơi tốt nhất để bạn xây dựng danh tiếng như một người đam mê và dốc sức cho ngành nghề của mình.
4. Mài dũa kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp tốt đóng vai trò quan trọng trong việc chiếm được sự tôn trọng của sếp cũng như đồng nghiệp. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thu hút sự chú ý của những người ngoài công ty nhưng có sức ảnh hưởng trong giới chuyên môn, từ đó sẽ mở ra cho bạn những cơ hội mới. Vì thế, luôn xuất hiện với phong cách thân thiện, cởi mở và dễ chịu và hãy biết cách lắng nghe mọi người cũng như học cách nói chuyện rõ ràng, hiệu quả.
5. Sáng tạo không ngừng
Đừng ngại giải phóng những ý tưởng lạ lùng nhất và áp dụng sự nhạy cảm nghề nghiệp của bạn vào thực tế. Trước mọi vấn đề, luôn tìm kiếm những cách giải quyết sáng tạo nhất để vừa có thể đánh bóng tên tuổi, vừa giúp sếp tạo dựng hình tượng.
6. Tìm một bậc tiền bối làm cố vấn
Xây dựng quan hệ cả bên ngoài và bên trong công ty. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có 4 trong 5 nhân viên được thăng chức nhờ ảnh hưởng của một người cố vấn có chức sắc trong công ty. Các vị cố vấn cũng là một nguồn thông tin phong phú và quí giá về nghề nghiệp bởi họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
7. Tiếp thị bản thân
Học nghệ thuật đánh bóng bản thân. Nếu bạn có một số thành công nổi bật, nhớ chắc chắn rằng mọi người đều biết về điều đó - đặc biệt là những người ở vị trí quan trọng có thể giúp bạn tiến xa trong nghề nghiệp. Hãy để mọi người biết rằng bạn mong muốn được thăng tiến trong nghề nghiệp và hoàn toàn xứng đáng với điều đó.
8. Học tập không ngừng
Muốn có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp, bạn phải không ngừng tiếp nạp thêm kiến thức mới. Luôn đi tiên phong trong việc nắm bắt những xu hướng và trình độ phát triển của ngành nghề chuyên môn. Đồng thời, nhớ liên tục cập nhật bản lí lịch hiện tại của bạn để nó phản ánh đúng những kĩ năng bạn có.
9. Tạo dựng mối quan hệ
Hãy xây dựng và củng cố mạng lưới quan hệ của bạn bằng cách tham gia vào các hội nhóm chuyên môn, tham dự hội nghị chuyên ngành và cả các hoạt động tình nguyện. Càng nhiều người biết đến thế mạnh và khả năng của bạn thì bạn sẽ có càng nhiều cơ hội đến với bạn.
10. Xây dựng danh tiếng
Danh tiếng là điều quí giá nhất bạn có được. Hãy để mình được biết đến như một người làm việc đáng tin cây, chuyên nghiệp và dễ hợp tác bằng cách hành xử và ăn mặc thật chuyên nghiệp. Khiến người khác ghi nhớ tên tuổi của bạn bằng cách thường xuyên tham dự các cuộc hội nghị, lên diễn thuyết hay viết bài cho các tạp chí chuyên ngành.
Chúc các bạn thành công!

Chưa đi chưa biết

Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới biết thua xa cà nhà
Cà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà cà chậm hơn là Cà Mau

Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa đầy tay

Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là... đồ thật, không là đồ “sơn”!

Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Ði về trong túi không còn một xu
Tức giận vì thấy quá ngu
Minh ăn thì ít, thằng cu ăn nhiều

Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi rồi mới biết kỷ cương rất cần
Mát xa rồi lại mát gần
Âm dương cách biệt một làn cao su

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Ði rồi mới biết họ giầu hơn ta
Có tắm biển, có mát xa
Có gà móng đỏ đem ra...đá liền

Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết nó sang hơn mình
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Có hồ be bé cho mình rửa chim

Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ

Chưa đi chưa biết Hải Dương
Đi rồi mới biết cũng thường như ai
Chỉ có là cái hưởng dai
Ông già biết hưởng, cậu trai biết sài

Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như Đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đôn Lầm nhu choi !

Rộng lượng

Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.

Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm, có hai nhà sư đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: “Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”.
“Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư ?”- chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.

“Có chứ,nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao.”- vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm cuả người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp mà họ đang có.

Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.

Chùm khế

8 năm mới quay đầu về,
Chú Hạnh - người dẫn đường đưa cháu về nhà sợ lâu ngày quên lối


Cùng đích tôn bái tiên tổ

Ả du tương lai ghé nhà mỗ

Sim mua mọc kín lối về
Các ả thôn nữ mải mê lót lòng

Nghỉ mệt tiện thể làm vài tấm kỷ niệm


Về đây non nước hữu tình
Kêu xuống bốc sình cô chạy mất tiêu


Râu rậm chưa nè

Thân em như quả mít trên cây

Chụp chung với Tru

Ông đếm thời gian trên ngón tay





Đây cũng là nơi mỗ sinh ra và to lên

Nghĩa trang dòng họ



Thân phụ là người ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong đời


"Đời người nằm giữa hai đầu tiếng khóc
Đất trả đất, cát bụi về cát bụi" (trích văn bia)
Đích tôn hồi hương viếng mộ tiền nhân

Mộ ông Nghè - đi chăn trâu thường ngồi chơi ở đây



Nhà tưởng niệm HCM

Bên gốc đa

Khuôn viên khu tưởng niệm HCM


Bên giếng Cốc

Thăm nhà đồng hương


Nghe bảo nơi đây ông Sắc thường ngồi viết lách và nghỉ  ngơi

Trước nhà đồng hương


Những bông hoa nhỏ


Và bông hoa nhỡ

Rượu vào lời ca ra

Biển (Thiên Cầm) một bên và em một bên




Bạn thân - thằng này không biết cướp được của ai mà giàu khủng khiếp
Ngày xưa thì lúa như nhau - giờ nó chẳng thiếu thứ gi
Về lần này nó tha đi khắm nơi

Biển miền Trung sạch đẹp hơn mấy bãi biển phía Nam

Sáng rượu, trưa rượu, tối rượu

Vợ chồng chú em

Thuở xưa nhan sắc một vùng
Dừ O lấy chồng hồng nhan phai nhạt


Đoàn Thị Lam Luyến – người đơn phương phát động cuộc chiến tranh tình ái!



THÁI DOÃN HIỂU 

Trong hôn nhân, đàn bà lấy chồng là để vào đời, còn đàn ông cưới vợ là để thoát ra khỏi cuộc đời. Hôn nhân tốt đẹp tạo nên hạnh phúc thiên đường, còn hôn nhân trắc trở, đổ vỡ, gia đình thành bãi chiến trường. Tình yêu chân chính thanh hóa những tâm hồn hư hỏng và tình yêu xấu làm hư hỏng những linh hồn trinh trắng.


Đoàn Thị Lam Luyến là nhân vật độc đáo nổi loạn tình yêu trong thơ!
Nàng là người đàn bà đẹp “da trắng mịn màng, mắt huyền thăm thẳm”(Đặng Nguyệt Anh), đa tình nên nặng nợ đa đoan. Lam Luyến có cuộc đời lận đận, khát yêu, vồ vập yêu, dại yêu, xây hạnh phúc như “làm nhà trên lưng cá voi”. Nàng quyết liệt dữ dằn châm khói tuyên chiến với tình yêu!
Em đã đoạt anh từ tay người đàn bà kia
giống như người đàn bà kia đoạt anh từ tay người đàn bà khác
Bỗng chốc anh trở thành tư bản
Trong tay những kẻ chỉ yêu tiền!

Ghen như sôi và giận như điên
Người đàn bà vớt trái chín trên tay vừa bị lăn xuống đất

Ghen như sôi và yêu như điên
Người đàn bà với ước mơ chưa thành sự thật
Anh, dễ thương như cây và hiền lành như đất
Trong tay những kẻ chẳng yêu vườn!

Em đã đón anh về (Chiến tranh)
Hẩm hiu và bẽ bàng là cảnh giành giật người tình, nó xâu xé ngấu nghiến như diều hâu trước con mồi tươi rói. Thật là quyết liệt đến... đáo để! “Khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào” (Nguyễn Gia Thiều). Phụ nữ không biết e thẹn giống như cá tươi thiếu muối.

Một mình Lam Luyến táo gan phát động một cuộc “chiến tranh tình ái” Chiến tranh kết thúc, chiến bại thường thuộc về nàng. Thương tích đầy mình nhưng nàng vẫn lao lên quyết sống mái với tình yêu lần nữa, thêm một lần nữa..
Đoàn Thị Lam Luyến thường than thở cho tình duyên éo le của mình, thật ái ngại và tội nghiệp “Cơn mưa ảo ảnh – Vẫn ngoài xa khơi – Con tim hành khất – Tứ mùa nắng nôi” (Ảo ảnh). Phụ nữ thường yêu được người đàn ông mà họ lấy làm chồng hơn hơn là lấy được người đàn ông yêu họ. Tình yêu chứa trong mình nó tính đỏng đảnh như gió luôn đổi chiều. Nhiều cuộc tình tan vỡ phần lớn bởi cái lưỡi quá dài của người đàn bà. Hôn nhân giống hệt như cái kéo. Hai lưỡi kéo thép lạnh phối hợp với nhau chặt chẽ, chúng chuyển dịch về hai hướng ngược nhau và sẵn sàng cắt nát kẻ nào xen vào giữa.
Sau mỗi cuộc tình, Lam Luyến bình tĩnh như một luật sư trước tòa án của ái tình, cất lời tỉnh táo biện hộ khá dông dài cho chính mình. Lời lẽ rất hay, thấu lý đạt tình nhưng sự thật cuộc đời lại không phải vậy. Đối với Lam Luyến, khoảng cách từ người tình thứ nhất đến người tình thứ hai xa vời vợi hơn là khoảng cách từ người tình thứ nhất đến người tình thứ mười.
Có đâu như số trời đày
Phong trần cả mấy vạn ngày thế gian
Đa tình liền với đa đoan
Tơ duyên cứ nối lại càng đứt thêm.
(...)Khởi điểm của vấn đề có lẽ bắt đầu từ luận điểm của Ănghen “Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ”. Trong dân gian, người Việt chúng ta cũng thật dứt khoát về khoản này “Nhường cơm nhường áo, không ai nhường vợ nhường chồng”. Ghen có những cái lẽ công bằng và hợp lý của nó, ghen để gìn giữ bảo vệ cho ta cái thuộc về ta không thể bị kẻ khác tước đoạt. Thực chất nó là biến tướng của tính tư hữu.

Quá yêu sinh... ghen. Quá ghen sinh... sự! “ghen như sôi và yêu như điên”. Ghen tuông là thiếu tin tưởng và thiếu yêu quí đối với người ta yêu và cả với chính bản thân mình. Nó hàm hồ xúc phạm thái quá người được yêu và là nguồn gốc của mọi dày vò, đau khổ cho người đang yêu, “làm cho bể ái khi đầy khi vơi” (Kiều). Ghen tuông thiếu hẳn đi phẩm tiết tín nghĩa. Tình yêu của người ghen giống như lòng hận thù chứ không phải là tình yêu. Trong những cơn điên loạn, độc tài là hình thức hoàn chỉnh của ghen tuông. Nó biến tổ ấm uyên ương thành địa ngục. Ghen là hành vi đáng khinh vì kẻ ghen thật sự không yêu nhau và có quan điểm xấu về bản thân ở cả hai phía. Ghen tuông chứa nhiều tự ái hơn là tình ái. Yêu đương và hận thù luôn đặt tấm màn che trước mặt làm cho người ghen khi ghen bao giờ cũng nhìn sự vật qua kính phóng đại: kiến thành voi, thấp hóa cao, thằng lùn thành gã lêu đêu, trắng ra đen, tốt hóa xấu..., cứ thế, nỗi hoài nghi chóng vánh hiện hình thành sự thật hiển nhiên. Đa nghi dẫn đường cho phản bội. Tình yêu tìm hoa hồng, ghen tuông đâm sầm vào bụi gai vằng lồ. Ghen tuông là bản tính cố hữu của người đàn bà. Đàn bà là giống si tình, đàn ông là phường bội bạc. Yêu thương nhiều thù oán nặng. Yêu nhau lắm cắn nhau đau. Yêu đương nếu ẩu tả thì danh dự tiêu ma. Trong tình yêu, con người vướng phải nhiều sai lầm nhưng ghen tuông khiến ta phạm phải nhiều lầm lỗi tai quái, lố bịch nhất.

Ai yêu thật sự người đó không ghen. Tình yêu là lòng tin, nó là nền tảng tạo nên sự bền vững của tình yêu. Khi ghen chính là lúc ta yêu. Người chưa biết ghen là chưa biết yêu. Kẻ tầm thường ghen vì sợ bị cướp mất người yêu, còn người cao thượng ghen vì sợ vật báu của mình bị vấy bẩn.
Ái tình ngự trị không có luật. Nếu thần yêu cứ từ tốn và điều độ tiến tới thì trên đời không có gì tốt đẹp hơn. Người Anh bảo “Love is blind, as well as hatred” (Tình yêu vốn mù quáng). Vâng, đó là tên hướng đạo sinh mù quáng. Mọi người đang yêu đều có cặp mắt quáng gà. Coi chừng, theo nó dễ lạc đường như chơi.

Tình yêu đã túm lấy nàng thơ tàn bạo bẻ vụn ra mà Lam Luyến cứ phải dằn lòng yêu trở lại. Lam Luyến rơi vào khoảng trống cô độc khủng khiếp. Cô đơn nằm kẹt giữa âm ty cõi người.
Khi thôi yêu tự chia ta thành bóng
Sống vật vờ hai nửa ở hai nơi
Bóng từ mình, một mảnh vỡ ra thôi
Nhưng từ bóng không trở về ta nữa
Và đơn côi chiếc bóng mãi trên đời.
(...)
Nàng thiệt thà mà tường trình lại cái cơn dại dột của lòng mình:
Nước thì gần đất thì xa
Xui tôi làm nhà trên lưng cá voi
Cầu giời cho cá đừng bơi
Tháng ngày, một chốn đôi nơi, mong chờ...

Một lần tôi thử đùa chơi
Que diêm đốt cháy một mồi lửa rơm
Cá vùng xuống đáy đại dương
Bỏ tôi trong mảnh ván thuyền trong tay
 (Trên lưng cá voi)
Nàng tự nhún mình:
Em đam mê đến độ hững hờ
Anh chầm chậm như là yêu thật vậy
Nhưng em biết, em chỉ là trang giấy
Lúc mềm lòng cho anh vẽ vu vơ.
 (...)
Nàng hạ cố đến mất cả nữ tính:
Tình yêu một mất mười ngờ
Khiến cho biển cứ khuất bờ trong nhau
Chị thản nhiên mối tình đầu
Thản nhiên em nhặt bã trầu về têm
 (Chồng chị chồng em)
Nàng nghi kỵ, dò xét:
Sao không phải là anh
mà lại là ngọn gió
mà lại là tia nắng
thiêu má em cháy đỏ
... mà lại là người đó
đứng chờ ai ngoài ngõ...
sao không phải là anh?
Nàng khắc khoải nhớ thương da diết trong ước vọng sinh thành:
Đợi bạn từ hoa sữa
Bây giờ thơm hoa cau.
(...)
Nhớ thành cây cho đất
Thương-thành hoa cho đời.
(...)
Nàng chầm vập yêu và oán trách:
Gửi tình yêu vào đất
Được hoa trái đầy cành
Gửi lên trời cao rộng
Sẽ được ngọn sóng xanh

Ta muốn ôm cả đất
Ta muốn ôm cả trời
Mà sao không yêu trọn
Trái tim một con người
 (Gửi tình yêu)
Nàng phấp phỏng chờ đợi, nôn nao hy vọng:
Dở dang quá nửa cuộc đời
Bỗng dưng mọc một mặt trời trong nhau.
 (...)
Khó khăn tột cùng, nỗ lực vô ích cuối cùng:
Que diêm mảnh cứ châm bờ rạ ướt
Khói lửa nào đắng đót trái tim côi
 (Châm khói)
Nàng buông xuôi tay tuyệt vọng:
Đêm dài như xác pháo
Xé tan tuổi đôi mươi
Chưa tiêu gì ra món
Đã hết veo cuộc đời.
 (Đêm trắng)
Nàng tự an ủi, xoa dịu vết thương lòng của mình:
Giá được một chén say mà ngủ suốt triệu năm
Khi tỉnh dậy, anh đã chia tay với người con gái ấy
Giá được anh hẹn hò dù phải chờ lâu đến mấy
Em sẽ chờ như thể một tình yêu...
Như lúa đợi sấm tháng ba
Như hạt cải đơm hoa, đợi ngày chia cánh bướm
Như cô Tấm thương chồng từ kiếp trước
Lộn lại kiếp này từ quả thị nhận ra nhau.
 (Huyền thoại)
Nàng hướng tới hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi của riêng mình giữa đời thường:
Cải nở vàng đêm những sao trời
Trăng liềm chúc xuống mãi không rơi
Em không cười nói vu vơ nữa
Áo đẹp song đôi với mọi người
(Một ngày thu)
Hoàn toàn không phải là tình thế, yêu và ghen với Đoàn Thị Lam Luyến có lúc nghiêng về lòng tự ty, có lúc ngang ngạnh đứng ở vị trí tự đại của nhục thể. Ghen tuông trong thơ Lam Luyến là tai vạ của ái tình và là nguyên cớ khởi đầu của những bài thơ thất tình có tầm cỡ trong lịch sử thơ ca Việt .

Yêu và điên, ngọt ngào và cay đắng là nỗi thống khổ dã man đày đọa kiếp người. Nó là thứ trò chơi buồn bã đối với kẻ yếu bóng vía nhưng là thứ rượu mạnh đối với những tâm hồn khỏe khoắn. Lam Luyến có những cơn điên, triền miên điên. Lấy Vân dại làm hình tượng hóa thân, lấy tâm sự nàng Kiều làm niềm an ủi, Đoàn Thị Lam Luyến đã đi đến tận cùng của khổ ải giữa địa ngục của tình yêu. Xiềng xích hôn nhân nặng đến mức cả ba người è cổ ra khiêng. Yêu đương quả là cuộc ký kết hợp đồng với đau khổ. Trong những mối tình tuyệt vọng, có khi kẻ gieo sầu chuốc thảm vô tình như không hay biết gì cả. Các quý bà có một điểm chung phổ biến: không muốn kẻ khác hưởng lợi ở cái mình đã chối bỏ. Đàn bà làm ác dễ hơn làm lành. Thường thì tình bạn đưa đến tình yêu nhưng hiếm khi tình yêu biến thành tình bạn.
Có người thả bóng, buông câu.
Làm cho gãy nốt nhịp cầu quá giang
Đa tình liền với đa đoan
Tơ duyên đã nối lại càng đứt thêm.
 (Không đề)

Giữa cơn khủng hoảng tình yêu, trong cảnh ông ăn chả bà ăn nem, Eva ăn thì Adam cũng nếm, phụ nữ phải luôn luôn là một nghệ sĩ. Nếu là nghệ sĩ tồi nàng sẽ bại trận. Thượng đế tạo ra phụ nữ là để được yêu chứ không phải là cái bồ để đàn ông thải rác tình.
Đức hạnh thì nông nổi, cái giận thì không đáy, lòng dạ nàng cũng chóng thay da lột xác. Lam Luyến đã rên xiết, đã lỗi lầm đôi phen, đã ngất ngây tận hưởng những phút giây hoan lạc do tình yêu đem đến. “Khi yêu nhau hai ta như là một - Ta với mình đâu dễ xẻ làm đôi”. Căn bản nàng đã được yêu! Và thế là đã đủ mãn nguyện cho thi nhân khi phải làm người ở giữa thế gian cằn cỗi này! Nàng thẳng thừng tuyên bố:
Thì cứ say, cho xa đừng phải nhớ
Thì cứ điên, cho đổ vỡ đừng buồn
Vân cứ dại thêm một nghìn năm nữa
Cho ngày mai đôi lứa dịu dàng hơn
Điên để trắng và đen không đảo ngược
Điên để tình và hận mãi song đôi.
(Vân dại)
Người đàn ông có thể ngồi xổm trên dư luận, nhưng người đàn bà phải chiều theo dư luận. Khóc lóc buồn bực, hờn dỗi khi nghĩ tới sự bất hạnh đã qua, Lam Luyến sẵn sàng phơi gan ruột ra ngoài để phản bác và chiêu tuyết cho mình:
Em như vạt cháy rừng quanh năm đòi cứu hỏa
Như con lũ sông Hồng chỉ chực vỡ đê
Nếu hạnh phúc không thể là vĩnh viễn
Điên cũng cần cho xứng với đam mê.
 (Gọi Thúy Kiều)
Luôn hướng khát vọng về một thế giới hoàn mỹ, Đoàn Thị Lam Luyến đã khước từ mọi cái xấu, cái tầm thường, vươn lên luyện cho trái tim cứng cáp và nhạy cảm phô bày tất cả cái tốt đẹp lẫn cái phù phiếm. Lam Luyến yêu ghét không bao giờ lừng chừng, mạnh bạo, cả quyết đến liều lĩnh bản năng. Với nàng, chưa yêu là chưa sống. “Con tim em hạn hán - Tình anh là mưa bay”. Cứ thế, Lam Luyến lặng lẽ nhả hương trong bóng tối đời mình. Chính Lam Luyến đã tự diễu:
Làng thơ có chị Đoàn Lam
Tình dọc thì ít, tình ngang thì nhiều
Mới gặp cứ tưởng dễ yêu
Xem trong âu yếm có chiều chông gai...

Đàn bà như Lam Luyến quả thông minh hơn đàn ông, ít ra là nàng cũng đã biết dùng trí của mình mê hoặc để đàn ông không nhận ra điều đó. Ở đời, “gái dở một dành, gái lành một sọt” (Tục ngữ Việt ). Thiên hạ có quyền nghi ngờ đàn bà kể cả những người đàn bà hoàn hảo, đức hạnh. Mặc, họ có thể phán xét xem đàn bà tự do không phải là đàn bà. Từ một thiếu nữ vàng, biến thành một thiếu nữ phụ chì, Đoàn Thị Lam Luyến cảm rồi yêu, đau khổ rồi hy sinh, lại nhoai người lên phấn đấu, khẳng định... “Em muốn hồng nhan không bạc phận”. Đó là những đề tài bất tận mà Lam Luyến đã dệt nên những trang đời, trang thơ đặc sắc của một kỳ nữ không gặp may trên đường tình ái, cái mà Nguyễn Ngọc Oánh bảo là “Cầu duyên bắc vụng cho tình trượt chân” là thế. Trong hào quang của tình yêu cay đắng, Lam Luyến mới bộc lộ hết được toàn vẹn vẻ đẹp chân thật từ trái tim nổi dậy đầy bản lĩnh của mình. Sự nổi loạn cá tính là điều chủ yếu cho sự hình thành và tồn tại của một cây bút.

 (Rút trong bộ THI NHÂN VIỆT HIỆN ĐẠI)
T.D.H

Đàn ông - đàn bà yêu và ghét bóng đá

Vì sao đàn ông thích bóng đá?

Gần như tất cả đàn ông hoặc những anh chỉ có một nửa đàn ông đều thích bóng đá đến điên cuồng. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tây - ta và không phân biệt trình độ văn hóa, trọng lượng cơ thể, tình trạng vệ sinh, hoàn cảnh xuất thân... đàn ông khắp thế giới này đều mong mỏi đến ngày hội bóng đá để gào thét, khóc lóc, cười nói hoặc vừa cười vừa nói vừa khóc lóc.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã tập hợp các nguyên nhân lý giải điều đó:

1. Đàn ông thích bóng đá vì... đàn bà không thích bóng đá. Được chứng tỏ mình khác hẳn... tụi bên kia luôn luôn là niềm khao khát thầm kín của đàn ông.

2. Đàn ông thích bóng đá vì hầu như ai cũng đã từng đá bóng. Tuy phần lớn họ chả có năng khiếu gì, các trận đấu ấy chỉ còn dấu vết lờ mờ theo thời gian, nhưng đàn ông nào cũng tự hào là đáng ra họ đã thành một ngôi sao lớn.

3. Đàn ông thích bóng đá do hôm nay rất nhiều cầu thủ bóng đá cực giàu mà không phải... cắp sách đến trường. Bản chất đàn ông đều chán học, và bóng đá là cơ hội hùng hồn cho thấy chả học cũng... tốt như thường.

4. Đàn ông khoái bóng đá do nhiều trận bóng đá diễn ra lúc đêm khuya. Những dịp ra khỏi nhà vào lúc đêm khuya luôn luôn quý báu.

5. Đàn ông thích bóng đá vì trên sân bóng đá hiện nay có nhiều cô gái lúc reo hò thì... nhấc áo lên.

6. Đàn ông thích bóng đá vì bóng đá luôn dễ hiểu hơn so với điện ảnh, ca nhạc hoặc... cải lương. Đặc biệt dễ hiểu hơn so với văn học.

7. Một số đàn ông thích bóng đá nữ do đấy là một trong những cơ hội xem các cô gái mặc quần đùi.

8. Bóng đá có thể thay đổi vào phút cuối cùng. Đàn ông luôn luôn mơ ước được như thế, đặc biệt là trong hôn nhân.

9. Đàn ông luôn luôn mơ đá vào ai đó và tránh được ai đó đá vào mình.

10. Các cầu thủ hôm nay nếu nổi tiếng là mơ ước của các cô gái đẹp. Mà các cô gái đẹp là mơ ước của đàn ông.

11. Đàn ông thích xem bóng đá vì nếu không xem, có thể hỏi đứa bên cạnh mà vẫn biết được kết quả.

12. Khi theo dõi bóng đá, đàn ông nào cũng hạnh phúc khi cảm thấy mình thông minh hơn trọng tài.

13. Trong bóng đá, cái lý bao giờ cũng thuộc về kẻ thắng. Đàn ông rất thích điều này.

14. Bóng đá là môn duy nhất đôi lúc thắng lợi không phải do mình hay, mà do chúng nó đá phản lưới nhà. Đấy là thứ những đàn ông thiếu tự tin hy vọng.

15. Trong bóng đá, cầu thủ đẹp trai chưa chắc đã là cầu thủ giỏi. Mà hầu hết đàn ông trên đời này đều không đẹp trai. Chân lý ấy khiến họ sung sướng.

16. Khi đội nhà thất bại, khán giả có quyền đập phá. Đó là mong ước thầm kín của đàn ông.

17. Khi ghi bàn, cầu thủ được đồng đội thi nhau ôm chầm lấy, mà hầu hết đàn ông đều thích được ôm.

18. Khi xem bóng đá, đàn ông có quyền hát to những bài hát mà mình không thuộc.

19. Khi xem bóng đá, có thể túm cổ đứa ngồi bên cạnh. Khi xem phim hoặc xem ca nhạc chẳng làm được việc này.

20. Khi đi xem bóng đá với bồ nhí, khả năng bị vợ bắt gặp là con số không.

21. Đàn ông thích bóng đá có quyền khinh đứa nào không thích bóng đá. Với hội họa hay kịch nói thì không thể làm thế.

22. Cuối cùng, đàn ông thích bóng đá bởi nếu không thì họ thích gì?




Vì sao phụ nữ ghét bóng đá


Lời tòa soạn: Có một thực tế không thể phủ nhận là hầu hết phụ nữ đều không thích bóng đá, thậm chí có cả những bà hoặc cô căm thù môn thể thao này.

Theo họ, tháng World Cup là tháng kinh hoàng, bị tra tấn, bị đảo lộn và để sống sót, họ chỉ còn cách di tản về nhà ngoại hoặc “giả nai” chịu đựng cho qua. Tại sao lại như thế? Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số lý do để bạn đọc tham khảo nhằm thông cảm, chia sẻ hoặc thấu hiểu:

1. Phụ nữ không thích bóng đá vì suốt bao nhiêu năm họ đã kinh sợ nhìn chồng mình trong trang phục quần đùi rộng và áo may-ô, bây giờ lại phải nhìn trên truyền hình.

2. Phụ nữ không thích bóng đá vì cáu kỉnh khi thấy đàn ông khởi động hăng say, hò hét om sòm, làm đủ mọi động tác, chạy đủ mọi góc độ trên sân để rồi vào giây cuối cùng thì... sút ra ngoài.

3. Phụ nữ không thích bóng đá vì phần lớn các ông chồng của họ đều có thân hình khác xa so với cầu thủ bóng đá.

4. Phụ nữ không hiểu sao hai mươi hai người đàn ông lại tranh nhau một quả bóng khi họ có thể ngồi xuống và thì thầm thu xếp với nhau.

5. Phụ nữ vô cùng bực bội khi nhiều ông chồng có thể khóc vì đội Anh thua hoặc đội Pháp thắng nhưng lại dửng dưng khi vợ báo nhà đã hết tiền và con đang ốm.

6. Một số phụ nữ nghi rằng đàn ông đến sân không để xem bóng đá mà xem những đứa con gái đi xem bóng đá.

7. Phụ nữ không thích bóng đá vì không chịu nổi khi suy nghĩ rằng đầu của ông chồng mình hóa ra không bằng chân của chồng đứa khác.

8. Phụ nữ không thích bóng đá vì bóng đá chỉ hay khi có thắng thua, trong khi phần lớn cuộc sống của phụ nữ chỉ hay khi... hòa.

9. Phụ nữ không chịu nổi cảnh vợ của các cầu thủ bóng đá đều rất nổi tiếng mà chẳng phải làm gì.

10. Phụ nữ bất bình khi thấy cầu thủ phạm lỗi bị đuổi khỏi sân, theo họ, đáng ra phải đuổi khỏi nhà.

11. Phụ nữ tự hỏi “khi không đá bóng, cầu thủ phải làm gì?”, khoảng thời gian ấy theo họ rất khả nghi.

12. Phụ nữ không thích những anh đá phản lưới nhà mà vẫn được tha thứ.

13. Phụ nữ cay đắng khi thấy tất cả đàn ông khi xem bóng đá đều hò hét, nhưng trong cuộc sống, những chỗ cần hò hét thì họ im lặng...

14. Phụ nữ kinh hãi bóng đá vì bóng đá là nơi duy nhất đàn ông ôm nhau, nằm đè lên nhau một cách công khai trên sân (lúc ghi được bàn thắng).

15. Phụ nữ thất vọng vì bóng đá bởi sau khi đội nhà chiến thắng, họ ra chợ và thấy hàng hóa không hề rẻ đi. Ngược lại thì có.

16. Phụ nữ sợ hãi bóng đá vì trong cuộc đời, họ đã nhìn thấy rất nhiều bóng bay.

17. Phụ nữ không ưa bóng đá vì những người đàn ông được vào sân vào phút cuối cùng hầu như chỉ làm mất thời gian. Phụ nữ ghét đàn ông câu giờ.

18. Phụ nữ thích cảnh các cầu thủ cởi áo trên sân. Nhưng điều đó lại bị trọng tài thổi phạt.

19. Phụ nữ không sao hiểu nổi họ có số vòng một, vòng hai, vòng ba trong khi bóng đá chỉ có số ở vòng lưng.

20. Cuối cùng, phụ nữ không thích đàn ông đá bóng vì cho rằng “đá” là độc quyền của họ.

Quản lý chuỗi cung ứng: nghề mới nổi?

Quản lý chuỗi cung ứng là một loại công việc thực ra mới xuất hiện gần đây ngay cả trên thế giới cũng vậy. Đây là một công việc tuy mới mà cũng có cũ. Tuy nhiên nếu chúng ta không phân biệt rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm của người quản lý chuỗi cung ứng thì sẽ gây nhầm lẫn rất nhiều thậm chí sẽ bị đánh đồng với những nghề khác. Ở Việt Nam mấy năm gần đây chức danh này cũng đã dần xuất hiện, không tin thì bạn có thể thấy ngay trên danh mục tuyển dụng của Vietnamworks. Tuy nhiên cũng chưa có một ranh giới thực sự giữa logistics và supply chain ở Việt Nam trừ những tập đoàn lớn của nước ngoài. Thế nên tôi cũng hi vọng qua bài viết (bài này tôi dịch lại) để bạn đọc có một cái nhìn rõ hơn, từ đó định hướng nghề nghiệp của mình đúng hơn, hiệu quả hơn. Điểm mấu chốt vẫn là liệu quản lý chuỗi cung ứng có khác nhiều với logistics không? Từ đó thì yêu cầu công việc sẽ ở mức độ nào. Tôi cũng mong bạn đọc có một cái nhìn rõ ràng, sáng suốt, không bị những hào quang che lấp để rồi học xong không biết mình làm gì và làm ra sao. Tôi cũng lưu ý là nghề quản lý chuỗi cung ứng (supply chain professional) ở Việt Nam sẽ đòi hỏi một quá trình tiến hòa dần và chừng nào doanh nghiệp còn chưa thấy vai trò và thực tế quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng thì chừng đó nghề này sẽ vẫn còn ở giai đoạn trứng nước.
Bài dịch dưới đây được nắn cho bạn đọc Việt nam do đó có nhiều chỗ hơi unofficial một tí, để bạn đọc dể cảm nhận.
Nghề quản lý chuỗi cung ứng thực sự có nghĩa là gì? Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực logistics, mua hàng, quản lý tồn kho tới 15 năm thì bạn có trờ thành chuyên gia chuỗi cung ứng hay không? Hay liệu bạn phải thực sự cần thêm những kỹ năng và kinh nghiệm nào khác nữa ? Để giải quyết câu hỏi ấy, một sáng kiến nghiên cứu phối hợp giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu (đúng kiểu việt nam nhé..:-) ) đã đưa ra những kế hoạch hành động và hướng dẫn cho nghề chuỗi cung ứng.
Nhiều năm quan, có thể thấy rõ việc nhìn nhận quản trị chuỗi cung ứng như là tập hợp các kỹ năng quan trọng và khá đa dạng ngày càng trở lên quan trọng và cấp thiết. SCM đã “nổi” lên xuất phát từ việc quan hệ quá lỏng lẻo giữa các phòng ban-như là mua hàng, sản xuất, và logistics – dẫn tới việc cần thiết phải có một nguyên tắc quản lý chéo và tích hợp giữa các phòng ban này lại. (kiểu quan hệ lỏng lẻo này đang rất phổ biến ở Việt Nam nhưng ở Tây cũng chẳng kém cạnh, nó tóm lại là đúng kiểu “đèn nhà ai nhà ấy rạng” hay “who care?”…). Với sự lớn nhanh như thổi của quản trị chuỗi cung ứng là việc mọc lên như “nấm” các học viên đào tạo chào mới tới tấp các bằng cấp về SCM. Tương tự như thế, các công ty cũng “a dua” chỉnh sửa, đại tu nhiều bộ phận của mình để có thể bao trùm nhiều thứ mà supply chain có “nói” đến .
Rõ ràng là SCM đã trở thành một nghề và đòi hỏi một hệ thống quản lý nhân sự theo nó, nhưng phần lớn các doanh ngiệp lại chỉ tập trung vào một số chức năng riêng lẻ. Do đó, việc định hình rõ nghề supply chain là thực sự cần thiết.  
Mục tiêu cốt lõi của bài này là giúp mô tả hệ thống mô hình (model) kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để trợ thành một chuyên gia SCM thực thụ. Mô tả này dựa trên kinh nghiệm và thực hành tốt nhất của tập đoàn IBM (bộ phận quản lý nhân sự) và có so sánh với dăm ba tổ chức khác nữa.
Trước hết sẽ là tập hợp một định nghĩa về nghề chuỗi cung ứng (ở ta, cũng còn lộn xộn lắm, nhiều bác thì chuỗi cung cấp, chuỗi cung, cung ứng, cứ rối tinh rối mù cả lên, làm các em mới vào nghề cứ nhìn vào thấy hoảng, đôi lúc tẩu hỏa nhập ma luôn..thôi thì mong lúc nào đó các bác hay viết trong nghề chịu khó ngồi lại thống nhất một cách hiểu đi, ..mong lắm..lắm..).
Và định nghĩa ấy phải xuất phát từ thực tế của cộng đồng supply chain để từ đó phát triển và đề xuất những chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp.  Tiếp theo chúng tôi sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của việc hiểu đúng về nghề, giải thích các giá trị mang lại từ nghề này (cái này rất quan trọng, value prosposition là tiền đề để quyết định việc nào đó có trở thành nghề được không? Nếu chẳng đem giá trị nào thì chẳng nên coi là nghề, ví dụ nghề cướp biển cũng là nghề nếu đứng trên phương diện giá trị, đó là nó đem giá trị âm (ặc ặc) đến cho các hãng tàu và chủ hàng, đem giá trị dương đến cho các bác cướp biển. Nói vui thêm, chứ đấy cũng là một loại kinh doanh trong supply chain đấy, vì nó thay vì xây dựng supply chain thì nó break the chain mà..break the chain thì bác nào chẳng sợ ..thế nên kinh doanh rủi ro vẫn phát đạt)
Định nghĩa về nghề quản trị chuỗi cung ứng
Trước khi đi vào các đặc thù của nghề chuỗi cung ứng, chúng ta cần định nghĩa supply chain chuẩn mà CSCMP đã đưa rất hoàn chỉnh
Supply chain management encompasses the planning and management of all activities involved in sourcing and procurement, conversion, and all logistics management activities. Importantly, it also includes coordination and collaboration with channel partners, which can be suppliers, intermediaries, third-party service providers, and customers. In essence, supply chain management integrates supply and demand management within and across companies.
Đây là một quan điểm tích hợp thể hiện sự tiến hóa của chuỗi cung ứng trong nhiều năm qua. Gốc rễ của cái nhình này là vào đầu những năm 1960 khi mà các nhà quản lý vận tải và nghiên cứu  thấy rằng các quyết định vận tải có ảnh hướng đến các hoạt động khác của doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý tồn kho và sản xuất. Đầu tiên, khái niệm quản trị logistics thể hiện được việc phân tích đánh đổi giữa tồn kho và vận tải.
Mối quan tâm sâu hơn về tích hợp lên cao trào vào những năm 1990, dưới cái tên là quản trị chuỗi cung ứng (xin lưu ý, là tôi dùng thoải mái hai từ quản trị và quản lý, mặc dù thì nhiều người vẫn cho là nó có khác nhau, nhưng xin miễn bàn ở đây).  Trong khi đó logistics thì vẫn được coi là như là một phòng ban riêng rẽ tập trung vào phân phối thành phẩm đến khách hàng, thì quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi logistics phải phối hợp với cả cung cấp đầu vào (inbound supply – ý muốn nói đền cung cấp nguyên vật liệu đầu vào) để giảm thiểu sự tắc nghẽn và tối đa hóa tận dụng . Quản lý chuỗi cung ứng từ đó mà ảnh hướng tất cả các bộ phận khác của doanh nghiệp. Sản xuất, chẳng hạn, trước đây được coi là như là một cái tháp ngà riêng biệt thì nay nó không thể tạo ra giá trị mà thiếu sự phối hợp với các bộ phận khác dưới sự lãnh đạo của chuỗi cung ứng. (Phần này tôi cũng lưu ý, đối với nhiều công ty đa quốc gia đôi khi họ có bộ phận sản xuất riêng, chuỗi cung ứng riêng, song cái riêng ấy lại là chung. Ví dụ, sản xuất đặt tại Việt Nam nhưng phục vụ cho toàn bộ khu vực Asean chẳng hạn thì bộ phận sản xuất ấy sẽ nằm dưới bộ phận quản lý chuỗi cung ứng khu vực, trong khi bộ phận quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam (phục vụ thị trường VN) thì độc lập với sản xuất, mà chỉ liên quan đến phần mua bán phục vụ VN mà thôi..nói thế vẫn rối..rắm quá..nhưng để hôm khác tôi sẽ giúp bạn một cái sơ đồ có lẽ sẽ rõ hơn..:). SCM về cơ bản sẽ gom các silo phòng ban chức năng lại để rồi chia thành hệ thống các quy trình tích hợp (mà có thể ví dụ như quy trình plan, source, make, deliver, return). Doanh nghiệp sẽ vận dụng các tiếp cận hệ thống để thúc đẩy sự liên kết và phối hợp nội bộ cũng như với các đối tác chuỗi cung ứng bên ngoài, thường là phải viện đến sự hỗ trợ của công nghệ. Thế nên cũng có nhiều bác IT trở thành supply chain leader là vì thế..
Nhu cầu tích hợp cũng là thể hiện ở ngay cả những trường đại học và các tổ chức nghề nghiệp. CMCMP trước đây thành lập năm 1963 có tên là National Council of Physical Distribution Mangement. Khi mà giá trị của việc tích hợp phòng ban ngày càng quan trọng, thế là phải đổi tên  thành Council of Logistics Management năm 1985, để rồi tiếp tục mang cái tên mới là Council of Supply Chain Management professionals năm 2005. (Việt Nam thì vẫn chưa có nhé…). Các tổ chức khác cũng thế ,hoặc theo hướng rộng hơn hoặc theo hướng sâu hơn vào chức năng nào đó. Ví dụ, Insitute of Supply Management (ISM) (Trước đây là National Association of Purchasing Managers) và APICS –The Association for Operation Management (truoc đây là American Production and Inventory control Society).
Các trường đại học cũng thế, nhanh tay ra ngay các chương trình đào tạo về supply chain.
Vai trò, trách nhiệm và bộ kỹ năng của SCM professionals (Roles, Responsibilities, and Skill Sets)
Làm thế nào chúng ta xác định được nghề quản lý chuỗi cung ứng lý tưởng? Vai trò của họ là gì? Trách nhiệm cần có là gì? Làm thế nào họ có thể được khai thác một cách triệt để trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp? và kỹ năng và kinh nghiệm nào họ cần có?
Trước hết và trên hết, người làm nghề SCM phải có kinh nghiệm trên nhiều chức năng của chuỗi cung ứng và có thể dẫn dắt việc thiết kế, triển khai, và quản lý các giải pháp tích hợp các phòng ban. Trong khi các giải pháp ấy mới chỉ ở cấp nội bộ, thì họ cũng phải cần mở rộng ra cả bên ngoài doanh nghiệp liên quan đến nhiều tầng lớp khác nhà cung cấp và khách hàng. Những giải pháp ấy đòi hỏi việc tích hợp và phối hợp các quy trình bao gồm:
•           Product/service development launch.(Tung sản phẩm/dịch vụ)
•           Supplier relationship collaboration.(cộng tác nhà cung cấp)
•           Manufacturing customization. (customize hoạt động sản xuất, Make to order hay make to stock decision?)
•           Demand planning responsiveness. (hoạch định cầu)
•           Order fulfillment/service delivery. (hoàn thành đơn hàng)
•           Customer relationship collaboration.(cộng tác khách hàng)
•           Life cycle support.(hỗ trợ vòng đời sản phẩm)
•           Reverse logistics.
Ở cấp độ Senior, nhà điều hành SCM phải đánh giá sự trade-off giữa các chức năng của supply chain. Để xác định và đánh giá hiệu quả các trade-off, họ phải pha trộn được kiến thức đủ sâu về từng chức năng và mức độ am hiểu cộng tác liên phòng ban. Ví dụ, họ phải cân bằng giữa dịch vụ khách hàng và chất lượng với tổng chi phí chuỗi cung ứng. Để cân bằng việc này, họ phải cân nhắc các khía cạnh của hoạch định supply chain, quản lý và đo lường liên quan đến mua hàng, sản xuất và logistics. Quan trọng nữa, đánh giá này phải bao gồm cả sản phẩm, dịch vụ và giải pháp cũng như thông tin đi kèm.
Thêm vào đó để xác định được trade-off, người quản lý chuỗi cung ứng phải có khả năng phát triển và triển khai hệ thống giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện và tích tích hợp hợp và sáng tạo nữa.
Người quản lý cũng cần phải phổ biến được kiến thức giúp các đối tác supply chain của mình thiết kế và quản lý chuỗi cung ứng của họ hiệu quả hơn. (Việc này thì Toyota là vô địch, họ có đội đặc nhiệm chuyên đi giúp supplier của mình improve supply chain ). Họ cũng phải có khả năng áp dụng hiệu quả các phương pháp và nguyên tắc SCM vào các bộ phận khác của donah nghiệp, xây dựng bản kiến trúc hoàn chỉnh cấp độ doanh nghiệp cho những giải pháp phức tạp. Về bản  chất, họ đúng nghĩa là một nhà tư vấn chuỗi cung ứng. Cuối cùng, họ phải có thể phân tích hiệu quả kinh doanh đứng trên góc độ supply chain để giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nhà quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp cũng cần có kỹ năng và khả năng vận hành một cách hiệu quả trên tổng thể doanh nghiệp. Nên nhớ đừng đề supply chain manager rơi vào cái mà ta vốn đang chê trách là “tư duy phòng ban chức năng”. Nghĩa là nhà quản lý supply chain phải tránh được cái bẫy ấy đồng thời phải triển mạnh các kỹ năng phối hợp giữa các phòng ban tích hợp và tương thích với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ đòi hỏi chúng ta phải tái thiết kế lại hệ thống kỹ năng, vai trò, trách nhiệm của nhà quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp.
Tầm quan trọng của việc sở hữu “đúng” kỹ năng chuỗi cung ứng được nhấn mạnh bởi nghiên cứu của Myers (2004). Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng kinh nghiệm và đào tạo trong quá khứ dành cho nhà điều hành chuỗi cung ứng không dự báo được họ có thành công trong công việc hay không; thay vào đó chính các kỹ năng hiện tại và tương lai của công việc sẽ dự báo thành bại. (nghĩa là tùy theo hoàn cảnh, thì yêu cầu kỹ năng sẽ khác nhau..)
Trong khi nhiều nhà nghiên cứu và thực hành trong nghề đang kêu gọi cần sự phát triển nghề nghiệp SCM nhưng một số lại bất đồng quan điểm về quy trình phát triển ấy sẽ phát triển ra sao. Phần lớn chỉ đồng ý ở những kỹ năng độc lập với bối cảnh (context-independent skills) đó là những kỹ năng quản lý và lãnh đạo thông thường như kỹ năng con người, xã hội, cộng tác, quản lý sự thay đổi, giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và xây dựng văn hóa.
Tuy nhiên khi nói đến khía cạnh kỹ năng kỹ thuật và công nghệ (technical and technological skills) thì lại có nhiều bất đồng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nghề SCM không nên tính đến các kỹ năng về kỹ thuật và công nghệ. SỐ khác thì coi đây là yếu tố quan trọng nền tảng cho việc phát triển các năng lực phối hợp các phòng ban, các công ty. Một số chuyên gia thì nhấn mạnh đến vai trò kỹ năng IT .
Còn tôi, tin rằng một người quản lý chuỗi cung ứng thực thụ cần phải có 5 kỹ năng cơ bản sau: functional (chức năng), kỹ thuật, lãnh đạo, quản lý toàn cầu, và kinh nghiệm cũng như sự tín nhiệm.
Kỹ năng về chức năng. Một người làm nghề SCM phải có khả năng đặt ra những vấn đề  và có những kỹ năng liên quan đến các phòng ban chính như mua hàng (procurement), hoạch định cung/cầu (demand/supply planning), sản xuất, logistics và hoàn thành đơn hàng (order fulfillment). Mỗi cá nhân phải phải có khả năng làm việc ở cấp độ vận hành (operational level) ở nhiều chức năng khác nhau để hiểu được những quy trình hàng ngày, những thách thức và khó khăn. Kinh nghiệm này bao gồm cả ở cấp độ vận hành và quản lý vận hành. (chả thế, mà nhiều Supply Chain Manager (Directors, thậm chí là VIP) đều quần jean, áo thun, sẵn sàng chui vào mọi ngóc ngách của kho hàng, dây truyền để tìm hiểu thực tế, chứ cứ ngồi tháp ngà thì chẳng bao giờ thấy được thực tế ra sao…theo tôi thì họ cần phải như thế…nhưng nghe đến đây chắc nhiều bạn thấy mệt đây..)
Kỹ năng về kỹ thuật. với vai trò ngày càng lớn của công nghệ trong Supply chain, một người chuyên gia SCM thực thụ phải có kinh nghiệm ứng dụng CNTT một cách hiệu quả. Điều này không có nghĩa là họ phải có kinh nghiệm trong phát triển công nghệ.  Tuy nhiên, họ phải có khả năng giải quyết các lựa chọn, thực thi và triển khai công nghệ hiệu quả. Hiểu rõ mối quan hệ giữa quy trình supply chain với các giải pháp công nghệ. (Điều này thì ở VN còn khá hạn chế, tôi thấy nhiều nhà quản lý supply chain còn thiếu kỹ năng này…hoặc còn rất mơ hồ về nó..)
Kỹ năng lãnh đạo. Một nhà quản lý chuỗi cung ứng phải thể hiện khả năng lãnh đạo. Họ có thể lãnh đạo một nhóm dự án liên quan đến khách hàng, đối tác, thậm chí là đối thủ một cách hiệu quả cũng như trong nội bộ. dĩ nhiên đi kèm với kỹ năng lãnh đạo là khả năng truyền đạt thông tin, đàm phán, giải quyết vấn đề phát sinh, lãnh đạo nhóm và quản trị dự án.
Quản lý toàn cầu.  SCM ngày càng mở rộng ở cấp độ toàn cầu do đó nhà quản lý cũng cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm hoạch định và vận hành ở cấp độ toàn cầu. Kinh nghiệm bao gồm khả năng hiểu biết môi trường chuỗi cung ứng toàn cầu. Lý tưởng hơn họ phải có kinh nghiệm làm việc ở nhiều quốc gia. (điều này thì ở VN có thể chưa cần, nhưng cũng nên hiểu..)
Kinh nghiệm và sự tín nhiệm. Một nhà quản lý chuỗi cung ứng phải có những kiến thức, rộng và sâu trong việc đánh giá môi trường cạnh tranh, để mô hình hóa chiến lược chuỗi cung ứng, đánh giá và tổ chức những giải pháp, triển khai thay đổi trong và ngoài doanh nghiệp. Khả năng này chỉ đạt được từ kinh nghiệm và sự tín nhiệm từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tín nhiệm bên ngoài có thể đạt được qua nhiều hoạt động như tham gia các hội thảo ngành, nhân những giải thưởng và sáng kiến, xuất bản các bài báo, nghiên cứu.
Kế hoạch hành động
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng mô hình truyền thống vốn được chấp nhận rộng rãi về con đường công danh sự nghiệp của các nhà điều hành được viết trong cuốn Organization Man (William H.Whyte) năm 1956 đang thay đổi nhiều. Mô hình của Whyte cho rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu phải từ các trường đại học hàng đầu (lý tưởng nhất là từ các trường thuộc nhóm Ivy League –nhóm một thời là tinh hoa và tự hào của nước Mỹ, các trường thuộc phía đông bắc nước Mỹ như Yale, Harvard,..) và các chương trình huấn luyện nội bộ để trở thành lãnh đạo. Tuy nhiên nghiên cứu của Cappelli và Hamori, thì các nhà lãnh đạo của Fortune 100  đã đa dạng và từ nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Tương tự như thế, nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng đi lên từ nhiều cách khác nhau. Dẫn đến việc bộ phận nhân sự và chuỗi cung ứng phải cộng tác với nhau để xây dựng các chương trình tuyển dụng và định hướng nguồn nhân tài cho lĩnh vực này. Đường thẳng liền trong hình 1 mô tả cách nhìn thông dụng trong quá khứ. Tài năng thường đi từ các cấp bậc trong từng phòng ban như sản xuất, logistics, fulfillment.. Trong khi  đường nét đứt trong hình 1 mô tả đường sự nghiệp cần thiết qua nhiều phòng ban của nhà quản lý chuỗi cung
ứng (xem chi tiết kinh nghiệm tại  IBM ở phần cuối )
Các cấp độ trong tổ chức ngày càng phẳng hơn và các kỹ năng mang tính tổng thể ngày càng quan trọng hợn đối với nhà quản lý chuỗi cung ứng, do đó các công ty cần có những mô hình đào tạo khác nhau.
Ngày nay, đối với các doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, và viện trường đào tạo  thì việc xác định kiến thức và kỹ năng của một SCM professional là rất cần thiết. Họ cần phối hợp với nhau để xây dựng một hệ thống đào tạo bài bản và thống nhất hơn. Các tổ chức APICS, CSCMP, và ISM cũng đang tiến tới tiêu chuẩn hóa thông qua nhiều hệ thống chứng chỉ khác nhau. Nhưng suy cho cùng vẫn chỉ là trên lý thuyết mà nghề supply chain đòi hỏi cả kinh nghiệm sâu sắc nữa.
Để phát triển một tổ chức supply chain mạnh, các công ty cần làm ngay việc đầu tiên là xác định nhân tài và đào tạo họ để đáp ứng các trường hợp cần thiết. Và hơn tất cả, phải xây dựng cho họ khả năng nhìn xa trông rộng để có thể nhanh chóng có được những kỹ năng cần thiết đáp ứng sự thay đổi nhanh về công nghệ, cạnh tranh và thị trường.
Vài dòng với các bạn hứng thú với nghề SCM,
Tôi hi vọng qua bài này bạn hình dung được rõ hơn về nghề quản lý chuỗi cung ứng. Và bạn cũng đừng hỏi tôi làm sao có thể trở thành nhà quản lý chuỗi cung ứng, câu trả lời bạn hãy lăn vào công việc, lăn hết từ bộ phận này đến bộ phận khác, từ đó bạn sẽ có cái nhìn đúng về nghề. Và bạn cũng đừng máy móc rằng hễ supply chain management là phải quản lý tất tần tật từ source, make, delivery (logistics), return..cái đó còn tùy vào tổ chức của bạn nữa..
Tôi cũng rất mong một hội nghề quản lý supply chain ra đời ở VN. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Bồ nhí của ta



Bồ nhí tên gọi "Trần Truồng"
Mặt thì bặm trợn, miệng luôn càm ràm
Chân đi thị bước hai hàng
Trán vồ, mắt hí, người toàn xương, da
Nhưng là bồ nhí của ta
Tung hê, khen ngợi không là biết tay.

heheeeee

Nghệ thuật chơi chữ trong câu đối

Sáng tác và thưởng thức câu đối là một thú phong nhã của người Việt từ xưa đến nay. Những câu đối độc đáo và giá trị đều là những câu đối có vận dụng tài tình tiếng nói của dân tộc. Bởi vậy, chơi chữ giữ vai trò hết sức quan trọng trong câu đối. Có trên mười kiểu chơi chữ khác nhau trong câu đối xưa và nay.

1. Sử dụng chữ điệp âm đầu:


Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt
Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương

Tết tiếc túng tiền tiêu
Tính toán toan tìm tay tử tế

Cô kia còn kênh kiệu
Kỹ càng cố kén cậu căn cơ

Hội hè hòng hí hửng
Hỏi han hàng họ hẳn hay ho

Mới mẻ mừng mợ mạnh
Mỹ miều mà mở mặt môn mi

Aí ân êm ấm ấy
Ỡm ờ uốn éo ý yêu ai


2. Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):


Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.
Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.


Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:
Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.


3. Đưa các chữ cùng một đối tượng, một khái niệm vào trong câu đối

Tập trung các chữ chỉ mùa và hướng:
Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông, nhưng không bán hạ
Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây thì Tây, vẫn dựng kiểu Nam.


Tập trung nhiều tên cây:
Thầy Bá Bưởi đi xuống cầu Chanh, đồ đề chi mà bưng bồng kín mít.
Cô Tư hồng ở làng cầu Cậy, nhân duyên gì mà quấn quít cho cam.


Nhân một cuộc nhàn du, đến thăm ngôi chùa nọ, thấy Sư Cụ trụ trì có viết một vế đối ra cho khách thập phương tới lễ chùa rằng:

Đọc ba trăm sáu mươi quyển kinh, chẳng thần, thánh, Phật, Tiên nhưng khác tục!

Cụ Nguyễn Công Trứ cho rằng nhà tu hành có vẻ tự kiêu quá nên đã đối lại:
Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ, không quân, thần, phụ, tử, đếch ra người!


4. Vận dụng sự nói lái :

Khá hay, nhưng khi nói lái, nhiều từ ngữ lại mang nghĩa tục

Câu này khá thông dụng:

Con cá đối nằm trên cối đá

Đặc biệt, mỗi thành phần của hai vế đều là nói lái:
Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấy.
Thầy tu thù Tây, cạo đầu cầu đạo.


5. Vận dụng các chữ đồng âm :

Khá thú vị
Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
Thằng mù nhìn thằng mù (bù) nhìn, thằng mù (bù) nhìn không nhìn thằng mù


Ngày nay Ngày Nay in nhà in nhà.
(Ngày Nay là tên một tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn)
Trọng tài trọng tài vận động viên,
Vận động viên động viên trọng tài.


6. Tách chữ :

Các chữ công kênh, cồng kềnh, cóc cách, cọc cạch được tách ra ở hai vế:
Con công đi qua chùa Kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi trúng cọc, nó cạch đến già.

(Chùa Kêng ở Bắc Ninh, kềnh là ngoảnh lại, vọng cách là cây dùng để ăn gỏi, cạch là chừa bỏ vì sợ)

Các chữ kim chỉ, vá may:
Ngựa kim ăn cỏ chỉ
Chó vá cắn thợ may


Tách tên nhân vật:
Thúy Kiều đi qua cầu, nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng
Trọng Thủy nhòm vào nước, thoáng nhìn nàng Mỵ mắt rơi Châu.


7. Vận dụng chữ trái nghĩa:

Câu đối của Tú Cát và Trạng Quỳnh:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nẻ con bọ hung

(Hán Việt, cát là tốt, hung là xấu)

8. Vận dụng cả đồng âm lẫn đồng nghĩa :

Câu đối của bà Đoàn Thị Điểm bắt bí Trạng Quỳnh:

Da trắng vỗ bì bạch
(Bì bạch là Hán Việt, đồng nghĩa với da trắng & đồng âm với từ tượng thanh bì bạch)
Rừng sâu mưa lâm thâm
Cô Miên ngủ một mình
Trời xanh màu thiên thanh

Lộc là hươu, hươu đi lộc cộc
Ngư là cá, cá lội ngắc ngư

Cốc cốc đánh mõ rình cót thóc,
Thử đêm nay chuột có cắn không

Tùng tùng hồi trống đào cây thông,
Ô cành nọ quạ không đậu được


Có một vế thách đối hóc búa, đang chờ người tài hoa:

Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử
(Các chữ Hán Việt hồi hương, phụ tử đồng nghĩa với về quê, cha con và đồng âm với tên hai vị thuốc bắc hồi hương, phụ tử)

9. Lấy hai câu thơ trong Truyện Kiều rồi thêm hoặc bớt một tiếng:

Câu đối dán ở cửa buồng vợ lẽ:
Khi vào dùng dằng, khi ra vội ..
Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng ..


(Bỏ hai chữ vàng và chung)

Câu đối Tết

Người Việt Nam chúng ta mỗi dịp xuân về có tục chơi câu đối Tết.
Tục này không biết rõ phát sinh từ thời nào nhưng chắc chắn là cũng lâu lắm rồi. Câu đối sau đây chắc không ai trong chúng ta mà không biết:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao tràng pháo bánh chưng xanh

Xuân lai tăng lộc thọ
Phúc đáo vĩnh Khang Ninh


Những câu đối của Hy Văn tướng công Nguyễn Công Trứ:

Tả cảnh nghèo của một kẻ sĩ:
Tối ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa.
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

Công nợ rối canh tàn, ước những mười năm dồn lại một.
Rượu chè tràn quy tị, trông cho ba bữa hóa ra mười.


Trong cảnh thanh bần, nhiều khi không đợi, không mong mà xuân vẫn cứ đến:
Duột trời ngất một cây nêu, tối bữa ba mươi ri là Tết.
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mùng một rứa cũng xuân.

Bàn một chiếc lăn chiêng, mặc sức tam dương khai thái.
Nhà hai gian bỏ trống, tha hồ ngũ phúc lâm môn.


Cụ cũng giúp cho người mù, không biết màu sắc Xuân, hương vị Tết ra sao một câu đối tức cảnh:
Tối ba mươi nghe tiếng pháo Giao Thừa ờ ờ Tê't.
Sáng mùng một vấp nêu Nguyên Đán à à Xuân.


Nữ sĩ Hồ Xuân Hương với lời thơ lãng mạn, đã làm câu đối Tết rất trào lộng:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tới
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.



Sưu tầm