Espresso có nhiều nghĩa cùng một lúc. Nó là phương pháp duy nhất mà nước nóng dưới áp lực được chảy qua cà phê được nén chặt.
Theo nghĩa rộng hơn, nó hoàn toàn là phương pháp chế biến cà phê không chỉ liên quan đến cà phê rang mà còn phương pháp pha chế, cà phê xay và máy xay, kỹ thuật hâm nóng và cho lên bọt sữa và thực đơn các thức uống truyền thống. Theo nghĩa rộng hơn nó là một sự huyền bí: máy pha Espresso là một trái tim tinh thần và là vật trang trí tuyệt đẹp cho những chốn uống cà phê sang trọng, những quán cà phê và nhà cà phê thế giới.
Hệ thống máy pha bằng hơi được phát triển cho những quán cà phê. Mặc dù đã có những cải tiến trên những máy Espresso không đắt tiền, nhưng bạn không thể không bỏ ra hàng trăm đô la để nâng cấp chất lượng cho những máy pha Espresso hoặc Cappucino ở nhà bếp hoặc ở phòng khách của bạn. Tuy nhiên, thậm chí những người có đủ khả năng tài chính để làm điều này, tôi sẽ hướng dẫn bạn có được kết quả trong chương 11. bây giờ, tôi muốn đề cập đến máy pha to và bóng.
Về cơ bản , chúng pha cà phê cũng giống như cách của những máy pha khác, bằng cách để cà phê xay trong nước nóng. Sự khác nhau ở đây là dùng áp lực đối với nước nóng. Trong quá trình pha để chảy nhỏ giọt thông thường, nước chảy xuống do trọng lực xuyên qua cà phê được xúc bằng muỗng bỏ vào bình lọc. Trong phương pháp pha Espresso, nước dưới sức ép của khí bị ép chảy xuyên qua cà phê xay được nén chặt trong bình lọc.
Cơ bản về Espresso: Định nghĩa kỹ thuật.
Chỉ có định nghĩa kỹ thuật về cà phê Espresso là ít mô hồ nhất. Espresso là cà phê pha từ hạt cà phê rang vừa đến nâu sẫm bằng cách ép nước nóng chảy xuyên qua lớp ca phê xay được nén chặt ở áp suất lớn gấp 09 lần áp suất trong khí quyển. Nước uống tạo thành có mùi thơm, ngọt đắng và nặng được pha với sữa đã làm nóng hoặc làm thông khí bằng hơi nước chảy qua cho đến khi sữa nóng và suất hiện bọt sủi ở trên.
Để mở rộng hơn khái niệm kỹ thuật, chúng ta có thể nói rằng espresso là một hệ thống pha chế ca phê bao gồm nhiều cách thức pha trộn cà phê, rang cà phê và xay nó mà vẫn bảo đảm độ tươi mới dù trải qua các quá trình xay và pha chế bất cứ lúc nào có nhu cầu chứ không phải là pha một bình càphê và chỉ biết được chất lượng càphê khi uống.
Cơ bản về espresso: Định nghĩa theo văn hoá
Định nghĩa espresso theo lịch sử và văn hoá thì khó khăn hơn vị cà phê, đậm, nặng, gắt, nâu sẫm, được pha ngọt và uống bằng cốc đã có từ lâu đời trước cả máy espresso và có thể xuất hiện cùng lúc với các nhà uống ca phê đầu tiên ở Cairo, Ai cập, được xây dựng trong suốt thế kỷ 15. Một mặt, công nghệ (và hình tượng của công nghệ) rõ ràng là một yếu tố quan trọng của văn hoá espresso. Mặc dù tất cả phương pháp pha chế cà phê đều có sử dụng một phần công nghệ, nhưng không có một nền văn hoá càphê nào sử dụng công nghệ với một niềm đam mê như người Ý đã làm với phương pháp espresso. Từ espresso bản thân nó mang nghĩa là pha chế theo tập quán, mang tính nhanh chóng, trực tiếp, liên tục và sẵn sàng không chỉ công nghệ được sử dụng một cách mạnh mẽ vào quá trình pha bằng espresso mà biểu tượng của công nghệ – ý tưởng về sự hiện đại và nhanh chóng – đã trở thành yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc thù của văn hoá espresso.
Nên giữa tính lịch sử và văn hoá có một sự mâu thuẫn. Một mặt, espresso mang đến từ một hương vị chung xuất phát từ những hương vị đầu tiên khi cà phê là loại thức uống đại chúng. Mặt khác, văn hoá espresso của Ý đã tinh lọc bằng công nghệ những hương vị để làm nổi bật tính hiện đại của nó.
Xết về văn hoá của Mỹ, những định nghĩa mang tính văn hoá và lịch sử của espresso vẫn còn chú ý đến những nghĩa rộng khác. Không mang tính hiện đại và đô thị phát triển, espresso của Mỹ bao gồm nhiều trường phái khác nhau nào là tính gợi lên những hồi tưởng được Châu Âu hoá, nào là tính trí tuệ chống lại nó.
Cơ bản về espresso: Espressovới vai trò là một phương pháp chế biến.
Espresso cũng có thể được định nghĩa như là một phương pháp chế biến. Ví dụ, phương pháp chế biến của người Mỹ đang thịnh hành ưa dùng những tách “không đáy”: cốc lớn, hương vị cà phê sống động, hạt nhẹ chuẩn bị bằng máy lọc thường không dùng chung với sữa hoặc chất làm ngọt. Mặt khác phương pháp espresso lại dùng những cốc nhỏ hơn, hạt cà phê nặng, giàu hương vị, pha uống khi cần chứ không pha thành bình, thường được uống ngọt dùng chung với sữa, đồ trang trí khác và một số chất tạo hương vị.
Phương pháp espresso của Ý coi trọng tính đơn giản: một máy espresso hoàn hảo và sự kết hợp tối ưu giữa sữa và cà phê. Có thể đoán được là ơ Bắc Mỹ người ta đã phát triển một phương pháp tham vọng hơn, đặc thù hơn và mang tính tự phát. Ơ một cực, phương pháp espresso kiểu của Seatle điều chỉnh hương vị của lớp bọt ở trên: độc nhất, đổi mới, sự kết hợp giữa cà phê và sữa được tạo nên đặc thù với nước đường có mùi thơm, đá, vật trang trí kèm theo.
Ơ một cực khác là phương pháp espresso mang tính đột phá của người Mỹ-Ý, ở cửa hàng có những cửa hiệu phía trước ở những nước láng giềng của Ý và những quán cà phê của những nhà Thơ ăn mặc luộm thuộm. Phương pháp này giống như kiểu Ý cổ điển nhưng cà phê có mùi sẫm hơn, đồ dùng để uống to hơn và hương vị thô hơn. Dung hoà của hai phương pháp này là những quán cà phê theo kiểu những ý tưởng cổ điển của người Ý. Vùng Cuban của miền Nam Florida vẫn duy trì cách của người Mỹ dù đã được địa phương hoá chút ít.
Cuối cùng, ở Mỹ vẫn còn nhiều phương pháp khác, như phương pháp manque ít được ưa chuộng, hoặc những phương pháp có cách hiểu và áp dụng khác với những phương pháp thịnh hành ở Mỹ ngày nay ví dụ cà phê bị chiết xuất quá độ, đắng và pha nhiều nước, sữa bị nấu đến gần điểm sôi, lớp bọt giống như bánh nướng giòn; tất cả tạo nên tính đầy hơi của loại sữa đóng hộp đem xịt lên trên mặt thức uống để giúp chúng ta thoát khỏi thế giới thực tại đầy áp lực.
Cơ bản về espresso: Định nghĩa theo nơi chốn:
Cuối cùng espresso có thể được định nghĩa theo địa điểm: nơi giúp cho nó được biết đến và nơi nó giúp cho người ta biết đến: những quán cà phê, những nhà uống cà phê, những quán bar và những xe kéo espresso. Vì cà phê espresso là một loại thức uống mang tính đại chúng có tầm quan trọng. Tính phức tạp về công nghệ của những máy espresso được phát triển trong điều kiện có nhiều người thưởng thức nó để tâm duy trì những thiết bị pha lớn và phức tạp này. Đó là cà phê máy pha espresso đã đóng vai trò là những yếu tố mang tính thẩm mỹ và tinh thần của những nơi khác nhau, bao gồm những quán cà phê kiểu Mỹ-Ý, những quán bar espresso, những nhà uống cà phê của người Mỹ và hiện nay là những vùng và xe chở espresso theo kiểu của vùng Seatle.
Cơ bản về espresso: Lịch sử.
Cuộc cách mạng của những máy cà phê: người ta ghi nhận bằng sáng chế về máy pha cà phê bằng hơi nước được cấp lần đầu tiên vào khoảng 1821 đến 1824. Nhiều kỹ thuật được áp dụng đối với cà phê loại lớn được thực hiện bởi Edward Loysel De Santais vào năm 1843. máy của Santai đã gây ấn tượng sâu sắc khi cho những khách tham quan đến nhà trưng bày ở Paris vào năm 1855 khi nó có thể pha 2000 cốc trong vòng một giờ. Máy của Santai pha cà phê một bình mỗi lần, không dùng áp lực để buộc nước chảy qua cà phê mà nâng nước lên đến độ cao trên cà phê, từ đó nó chảy xuyên qua hệ thống những lỗ nhỏ để đến lớp cà phê. Trọng lượng của nước chứa không phải là hơi nén, dùng để tạo nên áp lực.
Thế kỷ mới, máy Espresso đầu tiên: Mãi đến đầu thế kỷ hai mươi, Milanese Luigi Bezzera mới phát minh ra máy sử dụng áp lực của khí nén để bắt buộc nước chảy xuyên qua cà phê xay. Máy của Bezzera cũng có một cải tiến là phân đều cà phê trong hỗn hợp nước và hơi và cho chảy vào tách.
Xét ở nhiều khía cạnh Bezzera đã tạo nên những hình thể cơ bản cho máy Espresso mà vẫn được áp dụng trong suốt thế kỷ hai mươi. Những máy này giảm kích cỡ của máy lọc chứa cà phê nhưng tăng số lượng van để đồng thời có thể pha nhiều cốc trong cùng một lúc hơn là pha một bình to. Sau đó cũng như bây giờ họ bỏ một vài muỗng cà phê xay, rang sẫm vào trong một cái lọc nhỏ bằng kim loại. Cái lọc được kẹp chặt ở một nơi chứa gọi là một nhóm, nó loài ra ở bên hông máy. Khi mở van (thậm chí ở máy hiện đại hơn, chỉ cần kéo tay cầm hoặc nhấn nút), nước nóng uyên qua cà phê và chảy vào cốc.
Bước đột phá của Gaggia: Vào năm 1948, Achille Gaggia tung ra máy Espresso hiện đại đầu tiên. Vì thiết kế của Gaggia đã có những cải tiến, nơi chứa ước đặt ở mặt bên và giấu bên trong của một khoang kim loại được cải tiến trông giống như một máy phát hiện đại kiểu Đan Mạch. Những cái van đơn giản ngày xưa được thay bằng pitton vận hành nhờ lò xo giúp nước chảy qua cà phê mạnh hơn và nhanh hơn, ta phải ấn một tay cầm dài bằng kim loại. Tay cầm sẽ đẩy pitton làm nước nóng chảy dần qua cà phê khi tay cầm trở về vị trí ban đầu. Những máy có gắn lò xo đẩy nước xuyên qua cà phê bằng một áp lực, người ta cho rằng nó đã tạo ra ý tưởng pha cà phê bằng phương pháp Espresso: sử dụng áp xuất tương đương gấp 9 lấn áp xuất khí quyển. So sánh ta sẽ thấy, những máy sử dụng áp lực của hơi nén thời tiền chiến có áp suất tương đương 1,5 áp suất khí quyển.
Máy Espresso thời vi tính: Vào năm 1960 chỉ khi hình ảnh những cái tay cầm được kéo lên kéo xuống trở thành một nét đặc trưng của những quán cà phê Espresso, những máy ít ấn tượng hơn nhưng mang tính tự động hơn để buộc nước nóng xuyên qua cà phê bắt đầu phát triển. Những cái đầu tiên thuộc loại này được chế tạo chủ yếu dựa vào một cái bơm hoạt động nhờ sức nước. Những kiểu ngày nay làm nóng nước riêng với khoang chứa nước, điều chỉnh nhiệt độ và áp suất nước với một độ chính xác và làm nổi bật công nghệ cao cuối thế kỷ hai mươi nhờ vào những máy đọc được số hoá.
Những máy có nút đẩy như thế này mang những hình dáng được cải tiến ở mức tối đa. Mọi thứ được thiết kế bên trong một khoang bằng Crom, tráng men bóng riêng rẻ. Nhìn chung tất cả các máy đều có đặc điểm đẩy nút hoặc kéo cầu dao chứ không phải là kéo lên xuống một tay cầm dài. Bởi vì, rất nhiều quá trình được tự động hoá, những máy có nút đẩy rất dể sử dụng cho những người mới biết, nhưng cũng không cấn phải tạo nên những máy Espresso tốt hơn. Những chủ quán ở khu vực vịnh SanFrancisco, thích dùng máy pitton bơm hơn vì họ có thể giao cho người khác kiểm soát toàn bộ quá trình chế biến .
Sữa được tạo bọt: Cùng với việc đẩy tay cầm dài, phần còn lại mà người ta phải làm là hâm nóng sữa và tạo bọt cho sữa đối với những thức uống dùng chung với sữa như Cappuccino, Cafe latte. Cà phê Espresso là loại cà phê đặc, mạnh và theo truyền thống Châu Âu, nhiều thức uống cà phê bằng phương pháp Espresso dùng chung với sữa. Nếu sữa không được làm nóng, nó sẽ nhanh chónh làm nguội cà phê. Vào lúc máy Espresso mới xuất hiện, có lẽ là Luigi Bezzara năm 1901 nhận ra rằng hơi nước ở trên khoang chứa nước có thể dùng để làm nóng sữa hoặc tạo ra áp lực để pha cà phê. Một van có vòi dài sẽ được gắn ở phần trên ở khoang chứa nước ở nơi mà hơi nước sẽ tập trung. Khi mở van bằng cách mở nút thắt ra, hơi nén phụt ra khỏi vòi. Người ta đổ sữa nguôi vào trong một bình lớn, đặt vòi chìm trong sữa và mở van ra. Hơi nén được bắn vào trong sữa, làm sữa nóng lên và tạo nên một lớp bọt rất đẹp mắt ở trên.
Phương pháp: Espresso phần giới thiệu.
Espresso không chỉ đơn giản là cách pha cà phê. Nó hoàn toàn là một kỹ thuật pha chế. và khi công nghệ pha chế Espresso được áp dụng ngoài lãnh thổ Ý, một kỹ thuật trở thành nhiều kỹ thuật. Những yếu tố đi kèm với những kỹ thuật này rất đơn giản: cà phê (luôn được pha bằng phương pháp Espresso), sữa (hoặc cái thay thế) và cuối cùng những chất tạo thêm hương vị cho tách cà phê, có lúc chỉ là socola, nhưng ở Mỹ ngày càng có nhiều loại (có thể gây lúng túng khi lựa chọn) ví dụ như nước đường và các thứ để trang trí.
Chúng tôi có thể chia làm 3 phương pháp: Phương pháp cổ điển của miền Bắc Ý, phương pháp Mỹ-Ý và một phương pháp mới thuần Mỹ mới bùng lên ở Seatle trong hơn một thập kỷ rưỡi vừa qua và đã chiếm ưu thế hơn so với những phương pháp hiện hành ở Mỹ. Phương pháp cuối cùng này có thể gọi là phương pháp Espresso thời hậu hiện đại, Espresso kiểu Seatle, Cart Espresso, (sau khi xuất hiện những xe kéo thường gặp của Seatle), Espresso của một khu vực đặc biệt, hoặc thậm chí là latte Esprsso. Cũng nên lưu ý rằng, Seatle-một trong những linh hồn của Bắc Mỹ xét ở phương diện cà phê – đã cho ra một vài phương pháp Espresso tạo ra loại cà phê tinh khiết nhất và đẹp nhất. Tuy nhiên, nó cũng phát minh ra những phương pháp mới có mối liên hệ với Espresso cổ điển cũng giống như quan hệ của ca sĩ nhạc Pop Madona và những người trùng tên với cô ấy. Starbuck đã chấp nhận những kiểu còn mặt hạn chế của phương pháp Seatle và đang cố gắng khởi xướng những nơi khác làm theo kiểu của họ
Phương pháp Espresso: Kiểu Ý cổ điển.
Trên hết ở đây chúng ta tập trung sự chú ý vào cà phê.
Có hai loại nước uống: Thứ nhất là tách Espresso bé hoặc nhỏ, nhỏ hơn, nhỏ nhất và tách Cappuccino đẹp và nguyên chất, loại thức uống cổ điển trong đó cà phê được pha một cách sành điệu với lượng sữa và bọt sữa vừa đủ để hương cà phê có thể lan toả đều bên trong cốc. Loại cà phê của Ý mà tương tự như cà phê latte của Mỹ, là latte macchiato, sữa pha trộn với cà phê Espresso nhỏ hơn nhiều so với cốc latte của Mỹ, những tương tự về định nghĩa: sữa nóng với một ít bọt pha cùng với cà phê Espresso trong ly thuỷ tinh lớn. Không nhiều những loại thức uống này được phục vụ ở những quán bar bình dân của Ý, tuy nhiên, mỗi ly chỉ chứatừ 6-10 auxơ, chứ không phải ly to khổng lồ 16 auxơ của Mỹ.
Lattes cà phê không xuất hiện trên thực đơn của những quán bar Espresso của Ý trừ những nơi đón khách du lịch Mỹ. Ơ những gia đình người Ý, có một thúc uống gọi là cafe latte được pha bằng loại cà phê thường mua ở các quán cà phê, và sữa được làm nóng trên bếp. Những tách ngon hoàn hảo của những quán bar Ý sẽ không bị ảnh hưởng chất lượng nếu bỏ vào lượng sữa giống như người Mỹ vẫn làm. Những cốc to cà phê theo kiểu Seattle được bỏ thêm Espresso 2-3 lần để tảo độ sánh với lượng sữa vừa đủ dành cho trường mẩu giáo hiếm thấy ở những quán bar và cà phê của Ý.
Ngoài thức uống pha bằng Espresso, những quán bar và cà phê của Ý đặc biệt là những nơi liên quan kinh doanh bánh ngọt, có phục vụ loại socola nóng tạo sự ngạc nhiên. Đây không chỉ là thứ socola béo ngậy mà còn là sự khám phá của những người thưởng thức nó. Ơ Ý có một câu nói rằng socola nóng chỉ được chấp nhận khi chiếc muỗng cắm trên nó có thể đưng vững. Loại thức uống này, nếu có thể gọi như thế, thường có một lớp kem đánh ở trên, điều này làm cho nó giống như kem mứt có kẹo mềm ở trên, mà không có bỏ kem lạnh. Tuy nhiên, loại thức uống có kết hợp socola nóng với cà phê Espresso tương tự như cà phê Mocha của Mỹ khôg xuất hiện ở các quán bar và cà phê ở Ý. Có lần tôi đọc tài liệu của Ý vế socola để tham khảo. Một tác giả đã đề cập với sự luyến tiếc về thức uống barbagliata ở quán cafe Milan và món bicierin ở Turin với sự kết hợp giữa socola và cà phê. Tôi nghĩ rằng những thức uống trên cùng với cafe latte đã hết thời khi những quán bar Espresso đẹp nhỏ thay thế những quán lớn hơn, thoải mái hơn sau chiến tranh thế giới II và khi những máy Espresso và những máy đẹp của Ý “ít hơn là nhiều hơn”được hoàn thiện.
Phương pháp Espresso: Phong cách Mỹ-Ý.
Những món Mỹ-Ý bao gồm những thức uống chế biến bằng phương pháp Espresso truyền thống đã phát triển trong cộng đồng người Mỹ-Ý trong suốt những năm 1920 đến 1940, và từ đó đã lan rộng đến Bohemian và các trường đại học dưới hình thức các nhà uống cà phê kiểu Mỹ và các biểu tượng của nó trong suốt thập niên 50 và đến những năm 1960 được thay thế bằng món cà phê đặc sản, và những cửa hàng rang cà phê nhỏ và những cửa hiệu được trang trí đã phát triển và trở thành một bộ phận quan trọng của ngành cà phê Mỹ.
Những thức uống của người Mỹ Ý thoạt tiên có vẻ giống như người Ý hiện nay. Có thêm một ít chon lựa trong thực đơn: đặc biệt là cafe latte và cafe Mocha hoặc là kết hợp giữa socola và Espresso. Hoặc thực đơn có thể tương tự: Espresso, Ristrestto hoặc Short Espresso, Cappuccino…. Thức uống thường nhiều hơn và đương nhiên đồ chứa cũng to hơn. Những điều làm cho hai loại này khác hẳn những thức uống khác là loại cà phê. Ở Mỹ cà phê Arabica chất lượng cao có giá rẻ hơn và được bán rộng rãi thì cà phê Espesso cay và gắt hơn. Ở Ý, nơi mà chi phí sản xuất cà phê cao hơn và người sản xuất cà phê không thích dùng nó chung với sữa, họ thích hương vị dịu, nhẹ, cà phê dùng ở vùng đất thấp hơn, ở Brazil và là hạt Robusta thân hạt đầy đặn. Cuối cùng, cà phê Espresso của Mỹ, đặc biệt là ở vùng biển phía Tây có khuynh hướng rang nâu sẫm hơn so với tiêu chuẩn của Bắc Ý, ưa chuộng những hương vị gắt hơn.
Có lẽ sự khác biệt rõ rệt nhất giữa hai loại thức uống là những nghi thức liên quan với chúng ở nơi công cộng, những nghi thức ảnh hưởng và đến lượt nó bị ảnh hưởng bởi hương vị và kỹ thuật. Ở Ý, trong nghi thức pha và phục vụ thức uống thường người ta coi trọng cái gọi là “sự lường cà phê hoàn hảo”. Cà phê xay còn tươi mới ngay trước khi pha, một lượng cà phê nhỏ pha 25 giấu trong một tách nhỏ, được làm nóng trước, và sau đó trước khi để cho thứ dung dịch lỏng quý giá này nguội và tỏ mùi đi mất, người ta sẽ nhâm nhi nó từng ngụm, từng ngụm nhỏ.
Nếu đem so sánh, thức uống của người Mỹ Ý được phát triển và tiếp tục phát triển trong điều kiện thuận lợi hơn. Những thức uống ưa chuộng của khách hàng Mỹ thường là có sự kết hợp giữa sữa nóng, có bọt và cà phê Espresso, cho nên sự chờ đợi giữa lúc pha và uống không còn quan trọng nữa.
Trong nhiều năm nay khách hàng thường là: nghệ sĩ, người Bohemi, sinh viên đại học, những người có nghề nghiệp không ổn định, họ trả tiền không phải để uống cà phê mà còn để có riêng một bàn, và đọc báo tự do, làm thơ, làm công việc giấy tờ hoặc trò chuyện với khách hàng trong một bầu không khí thoải mái, hiện đại hoặc mang hơi hớm Châu Âu cổ xưa.
Thức uống Espresso: Mô tả thức uống truyền thống.
Sau đây là những thức uống khác nhau tạo nên phong cách Espresso của Mỹ và Bắc Ý.
Espresso 1/3(Ý) đến 2/3 (Mỹ): Của một demitasse cà phê Espresso, hoặc 1 đến 2 auxơ cà phê đen thường uống với đường.
Espresso Romano (Mỹ, Mỹ-Ý): Espresso uống với chanh để bên.
Espresso Ristretto (Mỹ), Corto (Ý), Short (Tây Bắc Thái Bình Dương) cà phê Espresso “ngắn”, hạn chế manh theo triết lí của nó là: “ít mà tuyệt vời” trong từng giọt. Dòng Espresso được cắt ngắn từ 3/4 auxơ hoặc ít hơn 1/3 của một demitasse (Ý) còn khoảng 1.1/4 auxơ.hoặc 1/2 của demitasse (Mỹ), cho ra cốc càfê thơm hơn, sệt hơn tiêu chuẩn của Espresso.
Espresso Lungo (Ý, Mỹ), Long (Tây Bắc Thái Bình Dương): “cà phê Espresso “dài” chiếm 2/3 hoặc hơn của một demitasse. Một thuật ngữ không mấy phổ biến ở Mỹ bởi vì đồ dùng để chứa Espressso của Mỹ đều dài theo tiêu chuẩn Ý.
Espresso Con panna: một lần uống một hoặc hai ly cà phê Espresso có kem đánh ở trên trong một cốc 6 auxơ, thường bỏ thêm bột socola không ngọt ở trên.
Double (Mỹ), Doppio (Ý): uống một lần hai ly hoặc khoảng 2.1/2 auxơ ( Ý) đến 3-5 auxơ (Mỹ). Cà phê Espresso nguyên chất, pha gấp hai lần cà phê xay khi pha theo cách thông thường.
Càfe Capuchino: theo cách pha thường ( chỉ khoảng 1.1/4 auxơ càfê tại Ý) đến 2 auxơ cà phê( tại Mỹ), lớp trên cùng là sữa nóng. Theo phương pháp pha cà phê truyền thống, cà phê Capuchino ngon gồm có 2/3 auxơ cà phê, 1/3 sữa và khoảng 1/3 kem bơ đựng trong tách 6 auxơ. Ơ Ý sữa không hoàn toàn sủi bọt như ở Mỹ và được dùng với sữa béo pha chung với cà phê nhưng nó không giống với loại sữa phổ biến ở Mỹ thường ít ngọt và khô hơn.
Loại sữa nóng và có bọt luôn được cho vào cà phê khi thưởng thức càfê Capuchino. Giống như hầu hết loại cà phê khác, cà phê Capuchino thường được dùng với đường.
Loại cà phê phổ biến này thường được chế biến đa dạng ngay cả tại đất Mỹ và Ý. Không có gì ngạc nhiên khi thấy người Ý dùng loại cà phê Capuchino Senza Spuma không kem sữa. Những người sành điệu thì gọi cà phê pha theo kiểu vùng Seatle. Nghĩa là họ sẽ dùng cà phê Capuchino loãng với rất ít kem sữa hoặc đậm đặc với nhiều kem sữa.
Cà phê Late (tại Mỹ).
Ơ Mỹ pha khoảng một hoặc hai phần cà phê và ba phần sữa nóng vào trong ly hoặc tách lớn, trên cùng là ít kem sữa. Cà phê Late có mùi vị sữa hơn vị càfê như cà phê Capuchino với vị nhẹ hơn và ngọt hơn, thẳng thắn mà nói thì lượng sữa và lượng cà phê phải được đổ vào ly cùng một lúc.
Sự pha trộn giữa sữa nóng và cà phê như vậy đã từ lâu được xem là thức uống tráng miệng của những vùng Nam Au mặc dù laọi cà phê Late ít được phâi biến ở Ý. Tại đây người ta thường uống cà phê sáng nhiều vị sữa hơn kem bơ và họ dùng loại cà phê Late.
Macchiato hoặc có thể là cà phê Capuchino không kem. Quả thật, người ta có cách để xác định bạn là người Mỹ trên đất Ý khi nào bạn gọi cà phê Capuchino sau bữa ăn trưa hoặc cà phê Late trong bất cứ khoảng thời gian nào.
Ơ Mỹ, cà phê thường phân biệt cà phê giữa loại cà phê Late(pha và cà phê Espresso) và cà phê Au lait thay thế cho loại cà phê thường tại Mỹ.
Cà phê Macchiato: khi pha cà phê Espresso nhiều màu sắc (cà phê Macchiato với một ít sữa nóng và cà phê Espresso).
Cà phê Late Macchiato: một ly cà phê đầy với lượng bọt sủi lên chảy nhỏ giọt thấy được màu cà phê và màu sữa. Ơ cả Mỹ và Ý, cà phê này thường được dùng với một ít kem sữa. Cần lưu ý rằng trong cà phê Capuchino kem và sữa đều được cho vào cà phê khi pha cà phê Late chúng được bỏ vào cùng một lúc trong một cái ly và tách sau đó trộn đều chúng lại. Trong khi đó cà phê Late Macchiato trong đó là một ly sữa đầy và kem bơ tạo thành từng lớp có thể nhìn thấy.
Cà phê Moccha (ở Mỹ) chúng ta không được nhầm lẫn với cà phê Mocha Java- là cà phê pha trộn giữa cà phê Mocha và Java theo kiểu Mỹ truyền thống. Theo kiểu pha cà phê của người MỸ- Ý, cà phê Mocha được pha một lần (lý tưởng nhất là khoảng 1.1/4) pha với 2 auxơ nóng đậm đặc, trên cúng là lớp sữa nóng. Sữa được chế vào sau cùng với những thành phần còn lại trong một ly khoảng 8 ounce.
Với loại cà phê Mocha truyền thống, socola nóng đặc được cho vào và vì thế nó có thể làm mất đi cà phê và sữa, và loại cà phê pha theo kiểu Mỹ, tuỳ theo mức độ tăng dần chỉ đơn giản thêm một muỗng socola vào và gọi là cà phê Mocha. Cà phê Mocha ít thấy trong Menu cà phê tại Ý mặc dù nó có thể tuỳ thuộc vào nhiều loại cà phê socola từng phổ biến ở vùng Bắc Ý.
Phương pháp pha cà phê Espresso: phương pháp của người Mỹ.
Cũng do cùng một khuynh hướng ngày càng đa dạng thì phương pháp pha cà phê ngày càng phong phú hơn tại vùng Seatle. Chúng ta có thể dùng loại cà phê bò ba được pha trong ly với đầy sữa nóng, có thể thêm vào một ít ryro bạc hà và các loại sản phẩm trang trí.
Trình tự pha chế của loại cà phê này càng làm nổi bật hơn sự khác biệt giữa cách pha chế truyền thống ở Ý và cách pha chế ở vùng Mỹ- Ý. Nếu tại các quầy bar nhỏ và tự phục vụ thường pha theo cách của người Ý.
Trong các tiệm cà phê lớn với các loại bàn ghế, báo chí và thức ăn nhẹ là cách bày biện phổ biến theo kiểu Mỹ-Ý. Cuối cùng cách pha chế trái ngược hoàn toàn là cách bày biện đặc trưng theo kiểu vùng Seatle.
Với cách pha trái ngược: ly tách cà phê không dùng đến và thay vào đó ngưởi ta sử dụng loại ly dùng một lần bằng giấy hoặc bằng nhựa. Khách hàng thường là những người uống tại quán như độc giả, nhà diễn văn, nhà thơ, các giáo sư, nhân viên thư ký. Họ dùng cà phê sau giờ nghĩ ở bên ngoài, trên đường hơn là tại quán, văn phòng hay bàn làm việc. Mọi thứ đầu theo xu hướng nhanh và dân dã, do vậy khoảng cách xã hội lại được tiếp tục được tạo ra và tái tạo lại cho mọi người có các cách uống khác nhau ở những môi trường khác nhau như khi đi làm, đi tản bộ, đứng hoặc ngồi. Họ chỉ uống một lượng cà phê vừa đủ cùng với xì gà mani. Loại hình này có thể hơi giống ở các quán cà phê bar ở Ý, nhưng khách hàng thướng đi ra ngoài với loại thức uống nhiều sữa hơn là ngồi uống ngay tại quầy.
Đối với cách pha chế cà phê ở vùng Seatle thể hiện sự rộng rãi, không theo phương pháp truyền thống và có phần cá biệt tại vùng Tây Mỹ. Đây là loại thức uống đa dạng. Từ loại nhẹ, nhiều sữa và có khi không có cà phê và thay vào đó là các loại ryro dừa, dứa và lựu thật hấp dẫn, cho đến loại cà phê Macho Triples thông thường.
Từ loại cà phê Latle ít sữa đã được lọc hết caffein (là loại cà phê có vị nhạt không ngon) cho đến loại cà phê đậm đặc được pha gấp hai lần lượng cà phê cùng với 12 ounce kem bơ.
Tôi chắc rằng với sự phát triển của cách pha chế cà phê vùng Seatle, với nhiều hình thức pha chế của cà phê truyền thống cùng với kỹ thuật chế biến rất tinh vi, cà phê ở Mỹ cuối cùng cũng được phân chia dành cho giới thượng lưu, những người sành điệu, sinh viên đại học, giới nghệ sĩ, giáo sư và nó đang trên đường len lỏi vào cuộc sống của người Mỹ.
Phưong pháp pha cà phê: theo phương pháp của người Mỹ.
Tại Mỹ, người ta đã bắt đầu xem cách pha chế cà phê theo cách truyền thống là một phần trong sự đổi mới nến văn hoá. Nhìn chung, chúng ta thường thích những gì vừa nhanh gọn, đơn giản nhưng ngon của loại thức uống này và thường dùng thêm nữa, có lẽ chỉ với 1 ounce hay 1/2 cà phê cũng không làm mất thú thưởng thức cà phê khi đang tạo các quầy cà phê vùng Mahattan hay ở vùng cao nguyên.
Loại thức uống này có vai tró quan trọng bắt nguồn từ vùng Seatle. Tại đây mọi người thích uống cà phê theo kiểu Yvà những người này được thật sự xem là rất sáng tạo trong cách uống cà phê được sản xuất tại đây.
Cà phê Americano: pha với lượng cà phê bình thường sau khi đã có đủ lượng nước nóng để pha vào ly cà phê. Chý ý rằng với loại cà phê mà chỉ với 6 ounce nước thì không phải là cà phê Americano, chỉ khi nào nó cho ra 6 ounce cà phê đậm đặc, có vị đắng thì mới là cà phê Americano.
Để pha cà phê Americano cần khoảng 1.1/4 ounce cà phê để giữ sự nguyên chất và hương thơm của nó khi chúng ta pha với 5đsến 6 ounce nước nóng.
Cà phê Depth Change: đây hoàn toàn là thức uống cho người bận rộn với một lượng nhỏ càfê đủ dùng. Cà phê Depth Change: nếu cách pha kiểu này được làm đúng theo trình tự hướng dẫn thì bạn chỉ cần 3 ounce cà phê nguyên chất với liều lượng gấp đôi cùng với 3 đến 5 ounce sữa nóng và kem bơ nhưng thành phần chủ yếu là kem sữa. Nếu lượng cà phê không nhiều gấp đôi trong quá trình pha sẽ cho ra loại cà phê loãng hơn, nhạt hơn vị đậm đà và thơm ngon của loại ngon.
Cà phê Triple Capuchino: pha vào ly hoặc vào tách khoảng 3 phần cà phê Capuchino cùng với 3 phần cà phê xay. Vế mặt sức khoẻ, theo ý kiến của tôi thì cà phê này không tốt cho sức khoẻ.
Cà phê Double Latle: pha vào ly lượng cà phê gấp hai lần bình thường và lượng cà phê để pha củng gấp hai lần lượng sữa nóng và kem sữa vẫn như cũ như khi pha cà phê Latle
Ví thế cà phê Double Latle là loại cà phê có vị đậm đà hơn loại thường tuy cũng cùng lượng cà phê. Với loại cà phê Latle thường, lượng kem sữa rất ít và do vậy cà phê pha theo cách này có nhiều vị sữa hơn.
Cà phê Triple Latle: pha vào lỳ một lượng cà phê Latle thật đậm đặc cùng 3 phần cà phê Espresso, 3 phần cà phê xay cùng với một lượng sữa nóng và kem sữa vừa đủ.
Cà phê Capuchino đá: cách ngon nhất là pha vào ly một lượng cà phê Espresso hoặc bình thường hoặc gấp hai lần với đầy đá xay nhuyễn. Trên cùng là lớp sữa lạnh, cưối cùng là kem sữa (không phải sữa nóng). Sự pha trộn của ba loại: cà phê, sữa và kem sữa trong ly đá sẽ làm cho ta cảm giác dể chịu vào những ngày nóng nực.
Cà phê Espresso Granita: cà phê Granita pha theo cách truyền thống thì được pha với loại cà phê Espresso ngọt dịu hoặc đắng và rất lạnh cho đến khi đóng thành đá, lấy nó ra khỏi tủ lạnh pha trộn và để lại vào trong tủ lạnh một lần nữa. Tiếp tục lập lại quá trình này cho đến khi có được hỗn hợp cà phê ưng ý.
Những hỗn hợp này được cho vào ly parfait hoặc đĩa Sundac trên cùng phủ một lớp kem.
Cà phê Granita Latle; cà phê Granita: cà phê Frappucino.
Hiện tại, cà phê Granita rất phổ biến ở Mỹ là loại cà phê hỗn hợp giữa cà phê Espresso, sữa và đường, đôi khi có thêm vào vani. Ngon nhất là loại cà phê pha ngay tại các máy pha tự động: vừa có vị lạnh của đá vừa có mùi thơm của cà phê mới pha được xem là thức uống dành cho mùa hè.
Loại cà phê này chỉ có vị ngon khi nó được pha tại máy pha cà phê tự động. Với các bình pha lớn ta có thể thấy được rất nhiều viên đá đầy màu sắc.
Máy pha cà phê tự động thường để pha cà phê Espresso đã để lâu hoặc pha chế trước do đó chúng thường có vị nhạt và không ngon bằng cà phê mới.
Cà phê Chai: là loại cà phê hỗn hợp của các loại hương vị (như gừng, quế) với trà đậm đặc, mật ong hoặc đường. Tất cả được trộn lẫn với sữa và pha vào ly cao giống như ly cà phê Latle.
Mặc dù cà phê Chai được pha theo phương pháp truyền thống ở vùng Trung Á, nhưng loại cà phê bây giờ của người Mỹ đã được biến đổi và phổ biến bởi loại cà phê đặc biệt ở Tây Bắc Đại Tây Dương.
Cà phê Chai không có lượng cà phê Espresso hoặc cà phê đen nhưng nó sử dụng nhiều kem sữa- là một thành phần quan trọng trong việc pha chế cà phê Espresso.
Theo khẩu vị của tôi, loại cà phê ngon nhất là loại cà phê Chai pha theo kiểu truyền thống gồm có sự kết hợp giữa mật ong nguyên chất, nước được đun sôi, các loại hương vị và các loại trà ngon đậm đặc. Thức uống Chai gồm những hổn hợp để pha chế loại nước uống này có nhiều loại từ loại ngon đến loại tệ nhất và khi uống có vị lờ lợ.
Phương pháp rang cà phê Espresso. Giới thiệu.
Rang cà phê là một việc làm quan trọng của việc làm thay đổi mùi vị cà phê. Những hạt cà phê còn tươi nguyên được hái từ những đồn điền cà phê ở Châu Phi cho đến những vùng đất giàu có với sự ưa chuộng thức uống phổ biến nhất là cà phê. Sắc thái hương vị có trong cà phê trải qua quá trình sấy lên là một phần đặc biệt quan trọng trong việc pha cà phê, bởi vì theo kiểu rang Espresso có xu hướng là mùi vị nhạt hơn tuỳ thuộc vào hạt cà phê và thay vào đó nó sẽ có những đặc điểm khác sau khi rang xong.
Phương pháp pha cà phê Espresso có đủ hương vị được chiết lọc ra từ cà phê nên nhiều khi nó có rất nhiều hương vị.
Do vậy phương pháp pha cà phê ngon nhất là rang chúng theo kiểu của loại cà phê cháy nhưng không được đen quá. Cà phê được đem sấy dưới ánh sáng quang phổ thường có vị chua và rất tươi và vị cà phê thường đắng và chua như cà phê Espresso. Mặt khác khi rang cà phê hoàn toàn đen thì nó gần như bị cháy, có vị nhạt và loãng.
Phương pháp rang cà phê Espresso:
Sự khác biệt trong cách rang chiếm ưu thế trong rõ các máy rang cà phê dành riêng cho loại Espresso. Và người thích rang cà phê vừa phải, số khác thì thích rang đen hơn. Một số thích ngừng việc rang cà phê vào lúc độ chua của cà phê vẫn còn phân biệt được và độ đắng của cà phê đem rang ngay lúc bắt đầu được rang tiếp chỉ còn một phần nhỏ lượng dầu ơ trên bề mặt hạt cà phê. Một số người khác thích rang cà phê đen hơn với đặc điểm vị ngọt đắng của loại cà phê rang đen hoàn toàn lấn áp cả bất cứ vị chua nào còn lại trong cà phê. Hạt cà phê đã hoàn toàn chuyển sang màu nâu đen đặc trưng và lượng dầu cũng ít.
Chúng ta nên kết hợp hương vị với màu và hình dáng của hạt cà phê hơn là chỉ gọi tên bình thường. Ví dụ, hầu hết mọi thứ chúng ta cần biết về tên của các loại cà phê rang đều ở trên danh sách rang cà phê. Các kiểu rang cà phê của loại cà phê Espresso thì rất đặc trưng.
Rang cà phê Espresso: các kiểu rang khác nhau.
Chỉ bằng cách uống thử các loại cà phê được rang theo nhiều cách khác nhau từ nhiều máy rang cà phê mới biết được chúng ta thích loại cà phê rang theo kiểu nào để vẫn giữ được độ chua hoặc độ rang đen và có vị ngọt đắng hoàn toàn chiếm ưu thế.
Bạn sẽ thích vị chua đặc trưng (đặc biệt là nếu bạn thích uống cà phê theo kiểu vùng phía Bắc nước Pháp) hoặc là kiểu rang cà phê hoàn toàn đen, đắng và có vị nồng.
Bạn sẽ thấy khó lựa chon loại cà phê nào vì nhiều hổn hợp cà phê tươi sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau do ảnh hưởng của quá trình sấy cà phê.
Theo cách rang truyền thống ở vùng BắcÝ giống như loại cà phê Ý nổi tiếng bao gồm cà phê Brazil có vị ngọt tự nhiên, ít chua và nguyên hạt. Những hạt cà phê này chỉ cần rang đến vừa phải và pha trong môi trường ít chua và dần dần sẽ có vị ngọt. Nói cách khác nhiều loại cà phê Espresso ở vùng bờ biển phía Tây Mỹ là những loại cà phê có độ chua ít hơn, trồng nhiều hơn và đắng hơn ở vùng Trung Mỹ và hiểu theo nghĩa khác là chỉ cần cho thêm vào ít cà phê đen để làm mất vị chua đặc trưng này.
Hơn nữa loại cà phê được rang đen gấp hai lần nhìn rất giống loại bình thường nhưng vị của nó hoàn toàn khác biệt tuỳ tuộc vào phương pháp sử lý cà phê khi rang lên. Mẹo vặt để rang cà phê đen mà không làm mất hương vị của nó là rang ở nhiệt độ vừa phải để phần bên trong hạt cà phê chín đều rồi tăng lên nhiệt độ cao vì thế lượng đường trong hạt cà phê sẽ keo hơn là bị cháy hết.
Cà phê mà lượng đường trong hạt đã bị cháy hết sẽ có vị nhạt, đắng khét và là điều hiếm có đối với loại cà phê Espresso. Nếu bạn uống cà phê mà có những vị này thì hãy dùng cà phê của hãng khác.
Hỗn hợp cà phê Espresso: Giới thiệu.
Hỗn hợp náy gồm có nhiều loại cà phê với nhiều mức độ rang khác nhau, là sự kết hợp của các loại cà phê nguyên chất với nhiều nguồn gốc khác nhau. Mục đích quan trọng là sẽ có một loại cà phê có hương vị ngon hơn và dẽ chịu hơn.
Loại cà phê còn lại chưa được rang. Mục đích này đặc biệt quan trọng đối với loại cà phê Espresso vì khi uống cà phê pha theo phương pháp này thường chú ý đến sự cân bằng và vị nguyên chất hơn là vẻ hấp dẫn nhưng không có sự hài hoà trong hương vị của cà phê từ nguồn gốc duy nhất.
Hổn hợp cà phê Espresso: phương pháp pha trộn, tính chọn lọc và dẽ chịu của nó.
Trong trường hợp hổn hợp cà phê Espresso, điều gì đã tạo ra “điều trọn vẹn hơn và dễ chịu hơn” thì rõ ràng có sự liên quan đến pha trộn, liên quan đến nhu cầu người tiêu dùng và liên quan đến truyền thống mà cả người tiêu dùng và hỗn hợp pha trộn đều quan tâm.
Theo quan điểm này, thì sẽ rất có lợi nếu chúng ta biết đến các cụm từ trước đó: vị chua, còn nguyên hạt, ngọt đắng,…
Chúng ta có thể nói rằng tất cả cà phê Espresso khắp mọi nơi đều còn nguyên hạt, có vị ngọt nhiều hơn, nhiều hương thơm và giữ được thành phần lâu dài . Sự khác biệt chỉ ở vị chua và đắng.
Hầu hết các loại máy rang cà phê vùng Bắc Ý có những hỗn hợp cà phê Espresso thường có vị chua và khô mà hầu hết người Mỹ và người Canada đều đã quen thuộc với loại cà phê được rang vừa chín.
Sự khác biệt náy đơn giản là sự khác biệt của sự lựa chọn loại cà phê nào và theo truyền thống. Người Bắc Mỹ quen thuộc với vị cà phê Mỹ Latinh có vị chua và được trồng phổ biến. Ngưới Ý quen với cả loại cà phê Africa Robustra và cà phê Arabica Bzrazinl.
Theo quan điểm của tôi, những gì ngon nhất là độ chua của cà phê cần giảm bớt nhưng không có vị như loại cà phê Espresso. Chúng cũng còn có thể nhận ra được tuy nhiên cũng ở mức độ vừa phải trong hỗn hợp cà phê.
Tất cả vị chua và độ khô ráo là thành phần của hạt cà phê và nó sẽ giảm bớt đi khi đem rang đen hơn, kết quả cuối cùng thay thế hoàn toàn vị ngọt đắng và đậm đặc là đặc trưng của loại cà phê được rang đen. Tiêu chuẩn của vị ngọt đắng cũng là khâu quan trọng trong việc pha trộn hỗn hợp cà phê, theo cách rang cà phê theo kiểu của người Ý sẽ giảm bớt vị ngọt và theo cách rang người Bắc Mỹ giảm bớt vị ngọt đắng. Với những gì tôi đã trình bày trong các cách rang cà phê, sự khác biệt này phản ánh những kiểu rang cà phê ít đem hơn ở các máy rang cà phê tại Ý, trái ngược lại thì các máy rang cà phê tại hầu hết vùng Bắc Mỹ phổ biến kiểu cà phê rang đen nhiều hơn.
Vì thế trên cả hai khía cạnh: phương pháp pha trộn cà phê và các kiểu rang cà phê, những người Bắc Ý ưa thích vị ngọt và nguyên chất của cà phê, người Bắc Mỹ thích loại cà phê có hương vị.
Điều đó giải thích vì sao người Bắc Mỹ thích loại cà phê Espresso có vị chua nhiều hơn, đậm đặc hơn và có hương vị hơn. Họ dùng tất cả hương vị này để làm mất vị sữa mà họ cho vào cà phê Latle và cà phê Capuchino.
Người Ý thường pha loãng cà phê Espresso và vì thế có lẽ theo Logic của nó họ thích hỗn hợp cà phê ngọt và nguyên chất. Nhưng những lý giải này có thể hoàn toàn không đúng theo thực tế. Nhìn chung, những người Ý thích sự nguyên chất của cà phê thường cho một lượng lớn đường vào hỗn hợp cà phê Espresso có vị ngọt và nguyên chất. Có lẽ mùi vị trong cà phê Espresso đơn giản và không đồng nhất với nền văn hoá và truyền thống.
Phương pháp pha trộn cà phê Espresso: các nguyên tắc pha trộn.
Ơ bất cứ múc độ nào nếu đưa ra tiêu chuẩn của cà phê phải có các vị hăng cay, độ ngọt, ít chua, mùi thơm quyến rũ và còn nguyên hạt (theo kiểu của loại hỗn hợp cà phê Espresso kiểu Mỹ thì bằng cách nào chúng ta đạt được những tiêu chuẩn đó trong khi pha trộn?)
Nhìn chung, các máy pha cà phê lựa chọn ra nhiều loại cà phê để làm ra phần nền tảng trong hỗn hợp cà phê, những phần cà phê khác được thêm vào để làm nổi bật sắc thái, hương vị và thường phần cà phê sau cùng sẽ làm tăng cảm giác cho cơ thể.
Cà phê chủ đạo: loại cà phê đóng vai trò chủ đạo trong cà phê Espresso không phải là loại không có tính chất rõ rệt dù cho không phải chỉ theo quan điểm của tôi.
Nó hoàn toàn không đắng cũng không ngọt. Chúng nên cân bằng nhau, mà không làm mất đặc tính hoặc làm tăng vị chua và ngọt cho nên chúng cần được đem rang cho chín vừa đủ. Phần cà phê chủ đạo là loại cà phê Espresso là cà phê Brazil đã được sấy khô, hoặc đã khô bên trong hạt. Quá trình này sẽ tạo ra vị ngọt và đậm đà cho cà phê. Cà phê Deni và cà phê Mexico (tất cả đều được sấy vừa) cũng là nhân tố làm cho cà phê Espresso ngon hơn. Cà phê ở đảo Sumattra, Indonesia là loại cà phê chủ đạo rất được ưa chuộng của hỗn hợp cà phê tại Mỹ theo kiểu vùng bờ biển phía Tây. Giống như cà phê Brazil, cà phê Sumattra cũng còn nguyên hạt và không quá đậm. Nhưng khi được rang đen lên, chúng thường có vị ngọt đắng và đậm đặc – mùi vị phù hợp với kiểu rang đen, đậm đặc và có vị sữa được ưa chuộng ở loại cà phê Latle – Happy của những người ở vùng bờ biển phía Tây.
Cà phê nhiều màu sắc: đây là những loại cà phê có các đặc điểm:
Nhiều năng lượng và ngon, cà phê Kenya với độ chua giống như rượu và đa dạng là loại cà phê ưa thích của những hỗn hợp cà phê tại Mỹ. Những hỗn hợp khác thích loại cà phê Coasta Ricas, loại cà phê Guatemala Antiguas có nhiều hương trái cây hay loại cà phê vùng Ethiopia có vị ngọt ngào của hương hoa.
Hỗn hợp cà phê này thường thêm vào lượng cà phê có phần cơ bản ban đầu về chất lượng và số lượng.
Loại cà phê Bottom note có thành phần đặc biệt quan trọng là cà phê Espresso với vị và cảm giác rất cao.
Cà phê Sumattra Mandheling được xem là loại cà phê Bottom note vì thế là loại cà phê đặc biệt được pha chế giống như loại cà phê Ấn Độ Moonsoon Malabar và loại cà phê Bottom note lâu đời. Điều đáng chú ý nhất của loại cà phê robusta. Tại Ý sử dụng cà phê robusta trong hỗn hợp cà phê Espresso để làm tăng cảm giác và thành phần của kem sữa, đường creamer phủ lên lớp mặt của cà phê Espresso Tazzima được pha chế kỹ lưỡng.
Người Bắc Mỹ dùng cà phê Robustra trong hỗn hợp cà phê Robustra rất ít. Hấu như là như vậy trong nhiều năm qua tôi đã viết rất nhiều về tầm quan trọng của cà phê Robusta trong hỗn hợp cà phê Espresso nhưng vào lúc tôi là người nói không với loại Robusta. Theo hương vị cà phê Robusta thì rất nhạt nhẽo và vô vị. Chúng có thể tạo ra cảm giác nhưng ngược lại làm thay đổi hỗn hợp cà phê do nó hấp thụ nhiều màu sắc và do đó làm giảm đi tính chất của loại cà phê.
Mua cà phê Espresso:giới thiệu.
Lựa chọn và mua một loại cà phê là công việc quan trọng của việc pha chế cà phê tại nhà. Mặc dù còn ít sự phân biệt trong số các loại cà phê một nguồn gốc đã mất đi trong quá trình rang chín cà phê, sự đa dạng của các loại cà phê Espresso, bấy giờ đã có sẵn cho những người sành điệu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Loại cà phê phù hợp cho việc pha chế cà phê Espresso có thể được mua theo 4 hình thức: xay sẵn trong hộp, xay sẵn và đóng hộp gọi là Pods, còn nguyên hạt trong hộp hay trong bịch và loại nguyên hạt.
Mua loại cà phê nguyên hạt trong bịch hay mua với số lượng lớn mang lại cho người uống thành phần đa dạng của cà phê và chỉ có một nguồn gốc để dễ lựa chọn. Để có được loại cà phê Aficionado nguyên chất chỉ có thể mua loại cà phê tươi xanh và cà phê đã xay ngay tại chỗ. Những loại máy rang tại chỗ có loại chứa cà phê chất lượng từ khi mới được thu hoạch và rất ngon.
Mua cà phê Espresso: loại đã được xay sẵn và đóng hộp.
Loại cà phê được xay sẵn bày bán ở siêu thị và hầu hết là các loại hỗn hợp. tôi cũng không loại trừ trường hợp là có cả loại cà phê Columbia được rang đen và đóng hộp.
Loại cà phê thường gặp nhất là loại cà phê được xay sẵn thường dành cho việc sử dụng cà phê Espresso tại nhà. Nếu bạn là người mới uống cà phê tại nhà thì nên thử uống loại cà phê này lần đầu tiên. Đừng dùng loại cà phê đã được rang đen và đóng hộp cho các cách pha chế khác nhau.
Về cách phân loại cà phê được xay sẵn hay đóng hộp được xếp theo nhiều thứ hạng từ loại dịu ngọt vùng Bắc Ý với loại cổ điển như loại cà phê Iu-i nổi tiếng cho đến vị đắng của hương vị Latin giống như những dòng chữ được ghi trên hộp cho đến loại cà phê Columbia đậm đặc 100% với vị chua và nhẹ cứ thấm dần trong hương vị đắng ngọt của loại cà phê được rang chín. Các loại cà phê được xay sẵn hay đóng hộp tạo ra hướng đúng đắn trong phân loại cà phê theo kiểu Espresso.
Tuy nhiên, loại cà phê đóng hộp sẵn cũng có nhiều mặt hạn chế. Đầu tiên là loại cà phê được xay sẵn không kể đến việc đóng gói đơn giản không đảm bảo cho việc thưởng thức cà phê nguyên chất như loại cà phê được xay nguyên hột và mới vừa được rang trước khi đem đi pha.
Thứ 1: loại cà phê đóng hộp không có được hương vị của cà phê Espresso như loại cà phê nguyên hạt.
THứ 2: Mua cà phê Espresso loại cà phê Pods cà phê Pods giống như túi trà lọc, là loại dùng một lần đựng trong loại túi đặc biệt chúng được đóng gói phổ biến trong loại túi dùng một lần. Bạn mở túi ra bỏ vào phin cà phê và pha. Sau đó sẽ có lượng cà phê rất ngon và đơn giản như là lúc bỏ vào.
Loại Pods này một lần nữa rất thích hợp cho người mới tập uống bởi vì nó rất dễ sử dụng và có liều lượng cà phê vừa đủ đắng. Tuy nhiên, chúng thường rất đắt, rất kén trong việc lựa chon cà phê và sử dụng được với loại máy chuyên dùng để pha Pods. Hơn nữa, nó rất tốn nhiều thời gian trong việc đóng gói hơn là loại cà phê nguyên hạt. Một vài loại cà phê đã được đăng ký trước và dành cho công việc chỉ tại một cà phê và như thế . . . ..
Tuy nhiên, do việc sử dụng máy pha càfê tại gia ngày càng tăng đã đem lại cho người sử dụng sự lựa chon cà phê xay hay loại cà phê pods có thê pha chế ở bất cứ loại máy nào mà người ta gọi là ESS (phục vụ dễ dàng). Tôi đế nghị rằng những ai thích pha cà phê pods thì tốt nhất nên sử dụng loại máy pha cà phê ESEhơn là chọn máy pha Pods có lập trình trước. Người sử dụng Pods hầu như là người sành điệu về loại cà phê nào đó với hai đặc điểm: đầu tiên là việc pha cà phê không còn khó khăn nữa, và thứ hai là khi sử dụng Pods chúng ta được thưởng thức hương vị vừa đủ nhưng thơm ngon.
Pods giống như cà phê đóng hộp thường là các loại hỗn hợp. giống như cà phê đóng hộp, cà phê Pods thường thấy có nhiều loại từ loại dịu ngọt vùng bắc Ý đến loại đắng và đậm thích hợp cho loại cà phê nhiều sữa như cà phê Latle. Cà phê Posd có nhiều sự lựa chọn hơn cà phê đóng hộp, tuy nhiên nó cũng gần như không ngon nhiều bằng loại cà phê nguyên hạt.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét