CÕI RIÊNG

"Một mảnh tình riêng ta với ta"

Văn hóa cà phê

Có nhiều nghi thức cà phê trên toàn thế giới: trong phòng ăn trưa của văn phòng, ở quán bar bán cà phê hơi nén, ở phòng khách của người Thuỵ Sỹ, trong phòng dành để uống cà phê của người Nhật.

VĂN HOÁ CÀ PHÊ: NGHI THỨC CÀ PHÊ.
Nghi thức thường chọn cà phê, rượu, peyote làm những chất thay đổi nhận thức và truyền đạt những suy nghĩ của họ đến thần kinh. Người ta thấy sự hiện diện của Thượng Đế trong những chất này bởi vì khi dùng chúng họ được thoát khỏi thế giới trần tục và nắm bắt được thực tế một cách rõ ràng.
Đây chính là lí do tại sao nghi thức không chỉ là sự hiếu khách và tín ngưỡng mà còn là sự kỷ niệm những sự kiện đặc biệt, mà ngưới ta cầu nguyện cho những người sống sót. Khía cạnh cuối cùng mà tôi muốn đề cập là (nguyên tắc) ý nghĩa căn bản của buổi giải lao giữa giờ, coffee klatch, những giờ hạnh phúc và cà phê dùng sau buổi ăn chiều. Có những nghi thức không cần thiết nhưng không dễ nhận ra là nó giúp duy trì tình cảm, quan hệ giữa con người với nhau.
Ơ nhiều nền văn hoá, nghi thức uống trà và cà phê mang tính bán tôn giáo. Nổi tiếng nhất là lễ trà đạo của người Nhật, bột trà được khuấy trong một loại chén truyền thống để tạo thành nước uống cô đặc giàu hàm lượng các chất, sau đó được chuyển đi một cách trang trọng từ người này đến người kia một cách im lặng. Lễ trà đạo là một hoạt động thiền mang tính cộng đồng nhận biết sự hiện diện của linh hồn. Không ai nghi ngờ rằng chất caffeine trong trà có khả năng hỗ trợ khả năng nhận biết năng lực siêu nhiên.

VĂN HOÁ CÀ PHÊ: CÀ PHÊ LÀ MỘT VẬT THIÊNG.
Cà phê có lịch sử lâu đời là một chất mang tính tinh thần. Frederik wellman trong cà phê, thực vật học, sự canh tác và tận dụng mô tả lễ uống máu ăn thề kết nghĩa anh em của người Châu Phi, trong đó máu của hai bên ăn thề sẽ được trộn với nhau đặt giữa hai hạt cà phê giống nhau và được nuốt toàn bộ.
Ơ thế giới hiện đại, cà phê là thức uống đen, nóng: trước tiên được sử dụng như một bài thuốc, kế tiếp là phương tiện hỗ trợ để tuyên thệ và thiền định của người Ả Rập, cũng giống như trà xanh được các thầy tăng Zen ở Nhật Bản dùng để tổ chức lễ và củng cố niềm tin. Lúc đầu những tín đồ của thiên chúa giáo có thói quen goi cà phê là “ phát minh vừa đen vừa đắng của quỉ Sa Tăng” vì nó chống lại rượu của người Thiên Chúa Giáo, nhưng vào thế kỷ 16 Giáo Hoàng Clement VIII đã thử dùng cà phê và thường sử dụng nó trong lễ ban phước lành.

VĂN HOÁ CÀ PHÊ: NGHI THỨC CÀ PHÊ.
Đối với những người ở Horn của Châu Phi và một số khu vực ở Trung Đông, cà phê vẫn còn mang ý nghĩa tôn giáo và yếu tố lễ nghi vẫn còn được nhận thức. Những người Ethiopi và Erite đã mang theo những nghi thức cà phê khi nhập cư vào Mỹ. Lần đầu tiên tôi gặp một buổi lễ cà phê là ở trong một căn hộ của một anh bạn người Eritre trong khu vực nội thành của Oakland, California. Vợ của anh ta rang cà phê xanh trong một cái chảo cạn đáy, để cho hơi cà phê vừa rang xong toả ra khắp phòng cho mọi người có thể thưởng thức khói cà phê vừa đen vừa ngọt, sau đó làm nguội nó trên một chiếu rơm nhỏ, xay bằng máy xay điện (khi nhà ở Eritrea, cô ấy sẽ sử dụng một cái cối và chày lớn, cô ấy giải thích rằng tiếng xay cà phê có thể làm phiền những người hàng xóm ở tầng dưới) cô ấy pha cà phê trong một bình làm bằng đất sét và thưởng thức trong một tách nhỏ.
Đó là cơ hội để trò chuyện và tán ngẫu, cảm nhận hơi ấm từ tách cà phê, thưởng thức cách trình diễn pha trà mà việc thưởng thức nó làm mất cả buổi sáng.
Có nhiều nghi thức cà phê trên toàn thế giới: trong phòng ăn trưa của văn phòng, ở quán bar bán cà phê hơi nén, ở phòng khách của người Thuỵ Sỹ, trong phòng dành để uống cà phê của người Nhật, bất kỳ nơi nào mà người uống cà phê tụ tập lại để đọc báo, chia sẻ những giây phút bên nhau khi không phải bận tâm về những trách nhiệm, công việc với những người bạn của mình.
Nghi thức còn được thể hiện trong mùi và vị của cà phê. Mùi, hương, động tác âm thanh đặc trưng cho một loại cà phê và tạo nên một phong cách điềm tĩnh, an khang của nền văn hoá. Tôi tin rằng nguyên nhân tồn tại của máy lọc cà phê bằng ống bơm ở Mỹ 1940 –1960. đối với người Mỹ trong thời kỳ này, tiếng kêu lốp bốp nhẹ và mùi toả ra giúp nhận ra loại cà phê, làm họ cảm thấy dễ chịu thậm chí khi họ chưa đưa lên miệng uống.
Những nền văn hoá khác cũng có những liên tưởng tương tự. Đối với những người ở Trung Đông và Đông Âu nước sủi bọt trên bình là điều không thể thiếu không chỉ vì nó ngon mà còn vị nó tượng trưng cho màu lửa đỏ khi pha và chế biến cà phê. Người Ý tương đối coi trọng lớp bọt khi pha bằng khí nén. Một người Ý sẽ không đánh giá cao một ly tazzina pha bằng hơi nén nếu không có lớp bọt ở trên mà đối với những người uống cà phê lọc nó giống như lớp váng màu vàng. Tuy nhiên, lớp váng này là dấu hiệu chất lượng của một ly pha bằng khí nén. Người ta thích lớp bột sữa ở trên những thức uống như Cafe latte và Cappuccino. Lớp không có vị, nhưng một tách Cappuccino sẽ không phải là Cappuccino nếu không có nó.
Gần đây một diễn viên hài đã phát triển ý tưởng về sự giao lưu giải trí là một cách để khắc phục tình trạng số người đi nhà thờ ngày càng giảm.
Đối với hầu hết chúng ta, những nghi thức uống cà phê đã có những thay đổi rất đáng kể. Chúng ta mua Cafe lattes để trên giấy bìa cứng có sử dụng gas bơm thay vì một vại cà phê cermic chảy nhỏ giọt hoặc một tách demitasse of espresso ngon lành. Thay vì dùng cà phê như là chất xúc tác cho những phút giây trầm tư một mình, một cuộc trò chuyện với bạn bè, hay tán ngẫu với những người bồi bàn, Caffe lattes để trên giấy bìa cứng giúp kết hợp công việc với việc thưởng thức cà phê, một người Đan Mạch mang khăn ăn và nói chuyện điện thoại với khách hàng.
Dĩ nhiên chúng ta không làm gì để xoá bỏ kiểu thưởng thức này ngoài việc khuyên họ chậm lại và từ từ thưởng thức mùi vị cà phê và có lẽ sẽ thay giấy cứng bằng một vại bằng thép không gỉ được cách nhiệt.
Tôi thường ước rằng mình có thể dẫn những người khách hàng không được phục vụ chu đáo; uống loại cà phê nhiều caffeine và những baristas địa phương đến Italy, nơi mà họ sẽ được trải qua nghi thức cà phê rất lịch lãm, nhanh chóng, hiệu quả, không ai có thể bận như người Ý, tuy nhiên họ vẫn dành chút thời gian để thưởng thức cà phê và những khoảnh khắc xung quanh nó: những tách nhỏ đi cùng với đĩa và muỗng chung một bộ, với cà phê pha bằng khí nén có mùi thơm, giàu hàm lượng, pha nửa tách, để trên một thanh sạch sẽ. Trong một vài giây không có gì xen vào phút giây giữa tách cà phê và người thưởng thức. Sau đó tách cà phê được đặt lại trên đĩa kêu lạch cạch và họ có những giây phút nghĩ ngơi dù ngắn, thoát khỏi những trách nhiệm và áp lực công việc.

VĂN HOÁ CÀ PHÊ: VĂN HOÁ NHÀ CÀ PHÊ.

Tập quán nhà cà phê và quán cà phê xuất hiện là do những ảnh hưởng của cà phê và chất caffeine đến thần kinh và thân thể. Cà phê kích thích tư duy tỉnh táo trong khi rượu kích thích hành động thuộc về bản năng. Nói cách khác một cách điển hình, rượu làm chúng ta muốn ăn, chiến đấu, yêu đương, khiêu vũ và ngủ trong khi cà phê khuyến khích chúng ta nghĩ, nói đọc, viết và làm việc. Uống rượu để thư giãn và cà phê để lái xe về nhà. Đối với người Hồi Giáo, những người biết uống cà phê trên thế giới, cà phê là rượu của Apollo, là thức uống của suy nghĩ, giấc mơ và biện chứng, là sữa của người thưởng thức và chơi cờ. Đối với những tín đồ Hồi giáo trung thành, nó là câu trả lời cho người thiên chúa giáo, rượu vô thần của Dionysus, của niềm phấn khích.
Từ những ngày đầu nhà cà phê xuất hiện đến nay, những khách hàng thường nói và đọc hơn là khiêu vũ, chơi cờ hơn là đánh bạc, tập chung nghe nhạc hơn là hát. Các quán cà phê ở gần đường thường mở ở gần đường và để ánh sáng chiếu vào, không giống như quán Bar và quán rượu, nơi mà những khoảng tối bên trong như cách ly người uống khỏi thế giới bên ngoài tĩnh táo và đầy áp lực của công việc. Người uống cà phê không chỉ tìm một nơi để trốn khỏi trách nhiệm, mà còn tìm một góc thư giãn, ở nơi đó họ có thể đọc báo và cảm nhận thế giới như đang thay đổi bên mép bàn của họ.
Những quán cà phê thì có liên hệ trực tiếp với công việc (nơi dừng xe tải, nơi dừng để uống cà phê) và việc học hỏi. Những người uống cà phê mãi miết đọc là hình ảnh thường thấy thậm chí tại những quán cà phê bình dân nhất. Người Thỗ Nhĩ Kỳ gọi quán cà phê của họ là trường học của những nhà thông thái. Vào thế kỷ thứ 17 ở Anh, những nhà uống cà phê được gọi là trường đại học Penny. Cà phê đáng giá hai xu tính luôn cả tờ báo trong một cuộc hội thảo có sự tham gia của những nhà tri thức như Joseph Adison và Richard Stcel.
Trên thực tế khác với những người theo trường phái lãng mạng thường đắm mình trong không khí lãng mạng; và thế kỷ 18,19 rất khó tìm thấy một nhà tri thức Mỹ hay Châu Âu bỏ thời gian tại những nhà uống cà phê hay quán cà phê. Nên nhớ rằng một sự giác ngộ đã mang đến cho Châu Âu một tầm nhìn mới, nhưng trà và cà phê cũng vậy. Nó đã làm nên một cuộc cách mạng đáng kể đối với ngưới Châu Âu, uống cà phê vào buổi sáng thay vì ăn cá herring.

VĂN HOÁ CÀ PHÊ: TRUYỀN THỐNG TRÊN THẾ GIỚI.
Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ

Truyền thống cà phê đã lan rộng khắp thế giới. Ở Australia hai bên đường là những quán cà phê kiểu Ý, và người Nhật đã phát triển những quán kisaten của họ theo kiểu lịch lãm của những quán cà phê và cửa hàng cà phê của Mỹ thập niên 1950.
Ở Anh trào lưu những quán bar Espresso phát triển rồi lụi tàn, những quán cà phê kiểu Star buck thì xuất hiện trở lại. Ơ một số khu vực ở Châu Âu và Trung Đông, truyền thống này vẫn đang phát triển, cái nôi của những nhà cà phê đầu tiên, truyền thống quán cà phê đã trải qua thời kì phục hưng. Ơ Mỹ trong thập niên 1930, 1940 có những nhà hàng cổ điển, thập niên 1950, 1960 có những cửa hàng cà phê với những quầy bằng vinyl cùng với nhà cà phê với thành phần tham dự là những người nổi loạn, nhà thơ, những người nghiền nhạc pop, và dân hippy. Tất cả những điều này vẫn còn tồn tại với chúng ta. Những nhà hàng cổ điển được phục hồi, những cửa hàng cà phê vẫn còn phục vụ những tách cà phê không đáy và ở nhiều thành phố Mỹ, hàng trăm nhà cà phê mới tìm cách thoả mãn nhu cầu một thế hệ nổi loạn mới với những đồ dùng sinh động, những poster có nội dung sâu sắc, nhạc Jazz và những ca sĩ hát nhạc dân gian.
Nhưng thập niên 1970, 1980 là thời kỳ sản sinh ra những quán cà phê theo kiểu Bắc Mỹ. Kiểu quán cổ điển Mỹ – Ý của thập niên 1950 như caffe’ Reggoi ở Manhattan, Caffe’ Trieste ở San Frncisco đã ảnh hưởng đến chào lưu phát triển của những quán cà phê, nó đưa ta đến sự hồi tưởng về những cái đã mất và những quán cà phê thời tiền chiến ở Ý. Từ những hồi tưởng đó hiện lên ánh sáng và không gian rộng bên trong những quán ngoại thành của Bắc Mỹ với những ghế ngồi rộng, những đồ trang trí đơn giản, một bầu không khí trang nghiêm đủ để làm người ta bớt nói truyện ồn ào và đặt chân lên ghế và thân mật, thoải mái đủ để sinh viên đến đó làm bài tập và doanh nhân làm việc. Nếu thêm vào đó một máy pha cà phê bằng hơi nước và những món ăn nhẹ của Mỹ thì sẽ ra quán cà phê kiểu Mỹ.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét