1. Lưỡi là vật tốt nhất và xấu nhất trong các vật. Edốp
2. Lời nói là âm nhạc của thế gian. Ih.phabrơ
3. Lời nói gói vàng
Lời nói đọi máu. Tục ngữ Việt Nam
4. Gió bão không bằng gió miệng. Tục ngữ Lào
5. Lời nói dời cả núi. Tục ngữ Nga
6. Lưỡi dài thu ngắn đời sống. Ngạn ngữ Ba Tư
7. Cái lưỡi quyền lực vô song
Của cải mất tong cũng vì cái lưỡi. Tục ngữ Campuchia
8. Miệng thế (đời) nhọn hơn chông mác nhọn. Nguyễn Trãi
9. Lưỡi sắc hơn dao. Tục ngữ Nga
10. Rời miệng mình, lọt tai người. Tục ngữ Thái
11. Phải dùng lời nói như dùng vàng bạc. Jubớt
12. Thà quăng bậy một cục đá còn hơn là buông bậy một lời nói. Xéctýutx
13. Ngọc có vết còn chữa lại được, lời nói buông ra không thể thu về. Tục ngữ Nhật Bản
14. Politeness costs little (nothing), but yields much
Lời nói chẳng mất tiền mua – lời nói quan tiền tấm lụa. Tục ngữ Anh
15. Trước lúc nói hãy uốn lưỡi chín lần. Tục ngữ Pháp
16. Nói không suy nghĩ tức là bắn không nhằm đích. T.phunle
17. Đừng để lưỡi bạn chạy trước ý nghĩ của bạn. Silông
18. Đường đi ở cửa miệng. Tục ngữ Việt Nam
19. Nếu không phải là sự lợi hại thiết thân, ít ai chịu nghe ai nói. Tản Đà
20. Làm khi lời nói ra như lưỡi gươm trở ngược đâm mình. Plutác
21. Bệnh do mồm ăn vào, tai vạ do mồm nói ra. Lê Quý Đôn
22. Một miệng thì kín chín miệng thì hở. Tục ngữ Việt Nam
23. Tâm không bình, khí không hoà thì nói hay nhầm lẫn. Hứa Hành
24. Nói năng thận trọng đáng giá hơn hùng biện. Bêcơn
25. Miệng nói ân huệ mà không có gì … thì chỉ làm cho người oán. Quân Tử
26. Lưỡi không xương nhiều đường ngoắt ngoéo. Tục ngữ Việt Nam
27. Lời nói ngọt ngào tất trong cay đắng. Thân Sinh
28. Thích nghe mịnh là làm mồi cho kẻ nịnh. Sếchxpia
29. Suốt đời làm việc phải, một câu bạc ác đủ để đi tất cả. Khổng Tử
30. Không hứa bậy, nên mình không phụ ai; không tin bậy nên không ai phụ mình. Ngộ Hoài Dã
31. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Tục ngữ Việt Nam
32. Tell a lie and stick to it – nói dối phải có sách. Tục ngữ Anh
33. Hãy làm việc hứa điều to. Pitago
34. Câu khen quá đáng của người bạn còn hại hơn câu chê quá đáng của kẻ thù. Mã Báo
35. Đối với người hiểu biết, chỉ nửa lời cũng đủ. Tục ngữ Pháp
36. Promise is one thing, performance another
Nói và làm cách nhau một trời một vực. Tục ngữ Anh
37. Giảm dị là cái đẹp nhất trong cuộc sống và trong lời ăn tiếng nói của con người. Phêđo
38. Một vết thương do kiếm chém phải còn tự lành, vêt thương do lời nói thì không bao giờ lành lại được. Tục ngữ Apganixtan
39. Dao đâm có lúc lành thương tích.
Lời nói đâm nhau hận suốt đời. Khuyết danh
40. Truth is generally unpalatable
Sự thật mất lòng – ngôn trung nghịch nhĩ – lời nói thật khó nghe. Tục ngữ Anh
41. Chuyện trò chớ châm chọc để người ta buốt. Nói đùa, chớ cạnh khóe để người ta đau. Khổng Tử
42. Mật ngọt chết ruồi. Tục ngữ Việt Nam
43. Kẻ nào vâng liều, dạ liều, hứa liều tất ít khi giữ được đúng lời. Ngô Hoài Dã
44. Promise is debt of honour – lời hứa là nợ danh dự. Tục ngữ Anh
45. Khéo miệng thì dễ, khéo tay thì khó. Tục ngữ Lào
46. Khi nói nhiều, người ta hay nói điều không nên nói. Khổng Tử
47. Nói chín thì nên làm mười,
Nói mười làm chín thì người cười cho. Tục ngữ Việt Nam
48. Ngàn vàng dễ kiếm, lời tốt khó tìm. Tuân Tử
49. Hương năng thắp năng khói
Người năng nói năng lỗi. Tục ngữ Việt Nam
50. A honey tongue, a heart of gall
Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao. Nguyễn Du.
51. Nếu bạn chửi, bạn sẽ nghe. Plăngtơ
52. Luôn ca tụng, đó là dấu hiệu to lớn của sự tầm thường. Lépnítz
53. Nếu nguyền rủa ai, bạn hãy chuẩn bị hai nấm mồ. Ngạn ngữ Ấn Độ
54. Abad compronise is better than a gool lawsuit
Dĩ hòa vi quý – một câu nhịn chín câu lành. Tục ngữ Anh
55. Bạn đừng phán đoán, trước khi nghe hai bên. Manbebơransơ
56. Trả đũa những lời chửi còn đắt giá hơn là quên phắt đi. Uynxơn
57. Chỉ có một cách trở thành người trò chuyện dễ ưa là biết cách nghe. C.moócli
58. An bớt bát, nói bớt lời. Tục ngữ Việt Nam
59. Muốn hại một người nào đó, đừng nói xấu mà hãy nói quá tốt về họ. Siơphơrét
60. Nghe lời chê bai mà giận là làm ngòi cho người gièm pha : nghe câu khen tặng mà mừng là làm mồi cho kẻ mình hót. Văn Trung Tử
61. Tặng lời hay hơn tặng châu ngọc. Tuân Tử
62. Lời khuyên tốt và tấm gương xấu là tay này xây lên, tay kia xô xuống. X.milơ
63. Thần khẩu hại xác phàm. Tục ngữ Việt Nam
64. Khoảng cách từ tâm sự đến hoang ngôn bằng khoảng cách từ lỗ tai tới miệng. Pơtitseơn
65. Nói trước bước không khỏi. Tục ngữ Việt Nam
66. Việc khó là không nói điều không được nói và biết chịu đựng bất công. Silông
67. Đi buôn nói ngay, đi cày nói dối. Tục ngữ Việt Nam
68. Bưng được miệng vò miệng lọ, ai bưng được lỗ miệng thế gian. Tục ngữ Việt Nam
69. Taste differ
Bách nhân bách khẩu – nhiều người lắm miệng, nhiều miệng lắm điều. Tục ngữ Thái.
70. Quen biết sơ sài mà nói chuyện thân thiết là kẻ ngu. Thôi Nhân
71. Không nên nói những gì mà bạn biết, nhưng bao giờ cũng phải biết những gì mà bạn nói. C.m claođíut
72. Hãy nghe nhiều và nói đúng lúc. Bie
73. Những điều chưa nói, mình làm chủ được nó; lời nói ra rồi mình làm đầy tớ nó. Jc
74. Silence gives consent – im lặng là đồng ý. Tục ngữ Anh
75. Một lời nói dối, xám hối bảy ngày. Tục ngữ Việt Nam
76. Người nào hứa thận trọng thì thực hiện lời hứa càng chính xác. Ruxô
77. Người ta suy nghĩ hai lần trước khi nói một lần thì sẽ nói hay gấp đôi. Upen
78. Làm nhà bên đường, gặp ai cũng bàn thì ba năm không xong. Khuyết danh
79. Nợ và nói dối thường đi đôi với nhau. Rabơle
80. Khi bạn nhận thấy người đối đầu với bạn nổi cáu thì bạn hãy kết thúc cuộc tranh cãi bằng một câu đùa đấy. Xetơfiêu
81. Coi rẻ triết lý đó mới là trếit lý. Pátcan
82. Mất tiền còn hơn nuốt lời. Tục ngữ Campuchia
83. Nói trước bước không khỏi. Tục ngữ Việt Nam
84. An lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn, hoá rồ. Tục ngữ Việt Nam
85. Không biết cách im lặng thì cũng ít khi nói hay. Sarông
86. Tiếng chào cao hơn mâm cỗ. Tục ngữ Việt Nam
87. Hùng biện chân chính bất chấp cả hùng biện. Pátxcan
88. Nói bằng miệng chứ không nói bằng tay. Tục ngữ Nga
89. Tạo hóa sinh ra có hai lỗ tai và một lỗ miệng là để cho ta tập nghe nhiều hơn nói. Nadi efenđi.
90. Lời nói là bạc, im lặng là vàng. Tục ngữ Việt Nam
91. Lời hya làm người ấm hơn vải lụa, lời dở hại người hơn gươm đao. Tuân Tử
92. Con người cần hai năm để học nói và sáu mươi năm để học cách giữ gìn tiếng nói. L.phâyvanghe
Biên soạn Thái Doãn Hiểu
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét